8.4.07
TRAN XUAN AN -- PHAN BOI CHAU TRONG QUAN HE VOI THIEN CHUA GIAO
PHAN BỘI CHÂU
TRONG QUAN HỆ VỚI THIÊN CHÚA GIÁO
Trần Xuân An
(sơ thảo)
Trong những tháng sau Ngày Thống nhất đất nước, tên Phan Bội Châu trên con đường vốn là đường phố lớn thứ hai ở Huế, hầu như cùng một lúc với tấm biển khắc tên vua ngụy Đồng Khánh trên cổng một trường nữ trung học rất nổi tiếng, đã bị xoá đi, đục bỏ. Đồng thời, cũng như vậy, ở một số tên đường khác, nhưng khác với hai trường hợp trên, lại chỉ là sự nhầm lẫn, chẳng hạn như con đường nhà tôi, bỗng dưng cái tên của vị Bình Tây sát tả tướng quân Nguyễn Hiệu, vì thiếu một chữ “Duy”, nên cũng bị hạ biển. Có lẽ ai đó có thẩm quyền đổi tên đường không biết rằng, Nguyễn Duy Hiệu còn có tên gọi là Nguyễn Hiệu, như Trương Công Định còn được gọi là Trương Định, Nguyễn Phiên còn có thêm chữ “Thượng” lót giữa…
Đồng Khánh, tất nhiên còn đáng phải chịu tủi nhục hơn. Nhưng không khỏi xót xa cho Nguyễn [Duy] Hiệu, và có một chút ngậm ngùi cho Phan Bội Châu.
Pho tượng Phan Bội Châu ở Huế, do một nhóm trí thức tự nguyện, tự tay tô khắc, cũng chỉ im lìm một góc vườn nhà, không được dựng lên ở một vị trí thường thấy đối với một danh nhân thực sự, không tì vết hay tì vết không đáng kể. Đây không phải là sự nhầm lẫn như trường hợp Nguyễn Duy Hiệu, mà thể hiện một sự nhận định, đánh giá về ông.
Trong một bài viết về Phan Bội Châu hồi năm ngoái (1), tôi có dịp kể lại đôi nét về tình trạng nhận định Phan Bội Châu những năm tại Miền Bắc trước 1975. Cho dù qua đi thời “quá tả”, đấu tố cả Phan Bội Châu, trong nhận định chính thống, Phan Bội Châu vẫn không phải là một nhân vật lịch sử toàn bích. Nói thẳng ra, Phan Bội Châu mắc phải nhiều sai lầm về tư tưởng chính trị thật sự không hiểu nổi.
Trước phiên toà đề hình Bắc Kỳ, 1925, Phan Bội Châu không chứng tỏ ông là một anh hùng khí tiết. Điều đó thật đáng tiếc cho ông. Nhưng đáng trách hơn vẫn là một Phan Bội Châu trong mối quan hệ với Thiên Chúa giáo -- một lực lượng gắn bó, sát cánh với thực dân Pháp trong quá trình xâm lược và thống trị, nô dịch dân tộc ta (chưa kể giai đoạn câu kết với Mỹ để đạt đến đỉnh cao quyền lực thời Ngô Đình Diệm và giữ được phần lớn thế lực trong thời Nguyễn Văn Thiệu về sau).
Thật không hiểu nổi một Phan Bội Châu khi đọc những dòng điếu văn ông viết vào năm 1936, “Khóc đức cha Lý” (giám mục Allys), đăng trên báo “Tiếng Dân” ngày 25-5 năm ấy:
“… Nửa thế kỉ choảng vang chuông đạo Chúa, mở miệng người câm, xoi tai người điếc, những ước ao beo cọp hoá tường lân
Muôn giáo đồ tắm gội máu tim trời, suốt nam tới bắc, từ gần tới xa, mong mai mốt non sông thành lạc quốc”… (2)
Không hiểu sao Phan Bội Châu lại viết như thế, trong khi ông nhận thức rất rõ bản chất tôn giáo này, trong quá trình Thiên Chúa giáo gắn bó với thực dân. Và ở một đoạn khác, tiếp theo, trong bài văn tế ấy, phải chăng Phan Bội Châu đã tự thú:
“… Tôi nhân vì nhiều bạn thảy con thương của Ngài, trước vài mươi năm từng nhiều phen ở Huế
[… kiểm duyệt một câu ? – TXA chua thêm…]
Chẳng trực tiếp, nhưng mà gián tiếp, gió xuân đòi trận, hơi hoà bình từng ngấm vào tim;
Ư [ở - TXA. ct.] ngày nay nhắc tới ngày xưa, tiếng ngọc vài lời, mùi thân ái còn say tới não”… (2)
Như vậy, thêm một lần nữa, chúng ta biết, Phan Bội Châu đã thật sự có quan hệ mật thiết với Thiên Chúa giáo từ những năm còn trẻ, chưa xuất dương sang Nhật.
Mối quan hệ đó, ở “Tự phán” (3) (tên khác: “Phan Bội Châu niên biểu” (3)), thể hiện qua ý thức chọn lựa Kỳ ngoại hầu Cường Để, hậu duệ hoàng tử Cảnh (người vốn đã được “rửa tội”, vào đạo Chúa, trong thời gian theo Pégneau de Béhaine sang Pháp), để tôn phù như một chiêu bài (“Sở Hoài vương, Lê Trang Tôn chẳng qua là một thủ đoạn khi anh hùng khởi sự mà thôi” (4)), lại còn được chính ông tự tay viết:
“Tôi từ biệt Tiểu La chạy hết các địa phương thầm kết giáo đồ từ Quảng Bình dĩ Bắc. Cụ Thông ở Mộ Vịnh, cụ Truyển ở Mỹ Dụ, cụ Thông ở Quỳnh Lưu, cụ Ngọc ở Ba Đồn, thảy sơ thông được tình tố hết; cái đám mây mù nghi ngờ nhau vì lương giáo, quét một trận mà sạch bong, cũng là một việc thích lắm. Việc này Ngô Quảng thật là một người phụng hành rất có công, bởi vì Ngô Quảng sau khi thất cước, đã từng đổi họ tên vào sổ dân giáo, nay anh cắp tôi đi, đường thuộc lối quen, đến đâu là như ý cả. Cho nên về sau tôi xuất dương, công ơn các người giáo dân phù nghĩa rất nhiều. Hiện bây giờ (lúc viết sách này), còn có cụ Lĩnh (đã chết ở Côn Lôn), hai cụ còn an trí ở Nam Kỳ, còn các thầy tuyên giáo hãy còn có người còn ở Nhật Bản, Xiêm La, Tàu, chớ không phải việc ngẫu nhiên vậy” (5).
Việc liên kết với linh mục, thầy giảng và giáo dân đạo Chúa ở còn diễn ra trong một thời gian ngắn sau:
“Tháng 10 đến Quảng Bình, ước với các người trong giáo hữu, như cụ Thông, cụ Truyền, đều nhóm nhau ở giáo đường nhỏ tại Ba Đồn. Những người nhóm ở đâu thảy là đảng sót của ông Hiền, ông Hậu, căm giận người Pháp đã lâu ngày” (6).
Một giáo dân khác còn được Phan Bội Châu ghi tên là Trần Văn Bỉnh (người Hà Tĩnh), có nghiên cứu sách Tây, chế được súng đạn:
“Ông là người hào kiệt trong giáo đồ…”.
“Khi đầu tôi mưu bạo động, trước kết giao với ông…” (7)
Mối quan hệ đó, như trong một cuốn sách vừa xuất bản (8), tôi khẳng định, không phải là mối quan hệ giữa Phan Bội Châu cũng như của phong trào Đông du với giáo hội Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, mà chỉ với một số linh mục, giáo dân đã đủ nghị lực thoát khỏi sự cương toả của giáo hội. Trong đó, Mai Lão Bạng là vị chuẩn linh mục tiêu biểu, bị giáo hội đe doạ rút phép thông công (9). Khi khẳng định như thế, tôi vẫn thể hiểu nổi vì sao ngay trong bản “Tự phán” cũng như trong bản “Phan Bội Châu niên biểu” đều ghi:
“Năm Mậu thân, tháng 2, (1908), tôi soạn sửa đi Tiêm La, trở về Hương Cảng, đụng gặp cụ Mai Lão Bạng từ trong nước ra. Đồng đi lần đó có học sinh thanh niên vài mươi người. Cụ Mai là đại biểu cho người trong Thiên Chúa giáo đồ. Giáo hội uỷ thác cụ ra để giới thiệu những người giáo đồ nhập Hội Duy Tân”.
[…]
“Tôi vì cớ tôn trọng giáo hội, mới nhóm toàn viện học sinh hoan nghênh cụ”… (10)
Đó là một lầm lẫn về bản chất của giáo hội Thiên Chúa giáo chăng, vì sự thật lịch sử không đúng như Phan Bội Châu viết về giáo hội, mà sự thực như tôi đã khẳng định, qua quá trình nghiên cứu nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Nếu quả thật không có sự sửa chữa của người khác về sau, mà chính Phan Bội Châu đã viết như vậy, thì chỉ có thể lí giải: Phan Bội Châu không đủ dũng cảm do đã quá suy nhược thể chất (già nua, bệnh hoạn), nên đã biện minh cho giáo hội Thiên Chúa giáo với thủ thuật lấy bộ phận (một số linh mục, giáo dân chống Pháp) khái quát ra toàn thể (cả giáo hội đều chống Pháp)!
Không những chỉ ở các tác phẩm thuộc loại tự thuật, hồi ức vừa được trích dẫn, Phan Bội Châu còn thể hiện mối quan hệ ấy ra trong vài bài thơ khác:
“Tặng báo “Vì Chúa”
Lòng ta vì chúa, chúa vì ta
Rước thánh thần về đuổi quỷ ma
Đường lối quang vinh lên tột bậc
Ai rằng Thiên quốc ở đâu xa?” (11)
(1932)
“Đầu năm Canh thìn,
Mừng báo Vì Chúa
Đông xưa sương tuyết gió mưa dồn
Ơn chúa đem xuân tặng chúng con
Thế thiệt càn khôn thương lũ bé
Bao giờ cây cỏ giả ơn non
Mười răn thánh dạy rằng in dạ
Ba kiếp trần qua vẫn giữ hồn
Ao ước tuyền Nam rành họ Chúa
Hoa tươi tươi mãi, nguyệt tròn tròn” (12)
(báo “Vì Chúa”, số 152, ngày 18-2-1940)
Phan Bội Châu ao ước toàn (tuyền) cõi nước Nam đều rền (rành) rặt mang họ theo tên Chúa (tên thánh) khi rửa tội hay thêm sức! Một khi Việt Nam đã là một nước Thiên Chúa giáo toàn quốc, thì đất nước muôn đời tươi sáng, như hoa tươi mãi tươi thắm, như trăng tròn mãi tròn sáng, không thể mờ khuyết!
Đấy là thơ của nhà yêu nước Phan Bội Châu đó sao?! Thật không thể hiểu nổi!
Đó là chưa kể đến những bài thơ Phan Bội Châu ca ngợi những tên tay sai khét tiếng như Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Diệm (13)!
Chúng ta có thể lí giải như thế nào về sự tồn tại những bài thơ như thế và những câu văn tế ở đoạn trên trong toàn bộ tác phẩm của Phan Bội Châu? Những bài ấy đều có xuất xứ rõ ràng: trích nguyên văn từ các tờ báo đã ấn hành từ những ngày Phan Bội Châu còn sống, nhất là đăng tải ở báo “Tiếng Dân” của chính nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng!
Phải chăng Phan Bội Châu đã đi từ chỗ chỉ liên kết với một số linh mục, thầy giảng, giáo dân trong giai đoạn chống Pháp trước 1925, ông trượt dài đến chỗ thoả hiệp với cả những giám mục thực dân Pháp và ca ngợi những kẻ này cùng cả giáo hội thuộc địa vốn đã bị nô dịch hoá đến mức mụ mẫm?
Phải chăng có một trò đánh lận nào đó trong toàn bộ tác phẩm Phan Bội Châu?
Trần Xuân An
khởi viết lúc 8 giờ 48 phút,
ngày 07-4 HB7 [2007] (20-2 Đinh hợi HB7);
viết tạm xong lúc 11 giờ 29 phút,
cùng ngày, tại TP.HCM.
______________
(1) Trần Xuân An, “Chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề của Phan Bội Châu”:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III06/806_txa-Pbchau.htm
Trần Xuân An, “Về tấm ảnh Phan Bội Châu & Cường Để chụp chung”:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III06/806_ykien-1-txa.htm
Hoặc LINKs theo địa chỉ mới của Giao Điểm bộ mới
( http://www.giaodiem.us ):
http://www.giaodiem.us/us-2006/8-06/806-pbc-txa-1.htm
http://www.giaodiem.us/us-2006/8-06/806-pbc-txa-2.htm
Links trên web Tác phẩm Trần Xuân An:
http://tranxuanan-writer-1.blogspot.com/
(2) “Phan Bội Châu toàn tập” (PBC.TT.), Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, tập 6, tr. 341 – 342.
(3) Phan Bội Châu, “Tự phán”, Nxb. Văn hoá - Thông tin, tái bản, 2000; “Phan Bội Châu niên biểu” (PBC.NB.), trong PBC.TT., bộ sđd., tập 6, tr. 39 – 294.
(4) PBC.NB., sđd., tr. 65.
(5) PBC.NB., sđd., tr. 72 - 73.
(6) PBC.NB., sđd., tr. 79.
(7) PBC.NB., sđd., tr. 81.
(8) Trần Xuân An, “Nguyễn Văn Tường, một người trung nghĩa”, Nxb. Thanh Niên, 2006, tr. 292 – 296. Xem trên web Tác phẩm TXA.:
http://tranxuanan-nvtnntnghia.blogspot.com/
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/nguyen_vtnntntxtkhduoc/nguyen_vtnntntxtkhduoc_nsach.htm
(9) Trần Tam Tỉnh (linh mục, viện sĩ), “Thập giá và lưỡi gươm”, nguyên tác tiếng Pháp, bản dịch của lm. Vương Đình Bích, Nxb. Trẻ, 1988, tr. 189.
(10) PBC.NB., sđd., tr. 175.
(11) PBC.TT., bộ sđd., tập 5, tr. 213.
(12) PBC.TT., bộ sđd., tập 5, tr. 423.
(13) Phan Bội Châu, “Điếu Nguyễn Hữu Bài”, trong PBC.TT., bộ sđd., tập 6, tr. 429; Thiết Mai Tôn Thất Cảnh, “Hơn một tiếng đồng hồ cùng cụ Phan Bội Châu”, trong PBC.TT., bộ sđd., tập 4, tr. 314 – 315, và, Phan Bội Châu, “Mười bài vô đề”, bài thứ 5, bộ sđd., tập 5, tr. 254 – 255.
Lưu ý: Câu nói bằng tiếng Pháp của Hồ Chí Minh về Ngô Đình Diệm trong cuộc trả lời phỏng vấn do nhà báo Jean Lacouture thực hiện, “Il aime sa patrie à sa manière” (ông ta yêu nước theo cách của ông ta). Nhiều người đọc, như Tôn Thất Mạnh Hào chẳng hạn, rất chú tâm đến chữ “manière” (cách thức; thủ đoạn; kiểu cách bề ngoài). Thực sự yêu nước có nhiều cách, trong đó, cách thức chịu làm nô lệ, tay sai để bảo toàn lòng kính chúa cùng lòng yêu nước để vừa được lên thiên đàng vừa vinh thân phì gia cũng là một kiểu cách ra vẻ “yêu nước”!
Xem thêm: Thơ Phan Bội Châu viết về Thiên Chúa giáo:
-- Phan Bội Châu, “Chúc hạ “Vị Chúa báo” nhất chu niên” (1940), bản dịch của Chương Thâu, trong PBC.TT., bộ sđd., tập 5, tr. 478 – 479.
-- Phan Bội Châu, “Viếng thân mẫu đồng chí Lê Bá Thuyên (nhà theo đạo Chúa)”, theo Lưu Trần Thiển, trong PBC.TT., bộ sđd., tập 6, tr. 428.
Xem thêm: Về mối quan hệ giữa Phan Bội Châu với Thiên Chúa giáo:
-- Nguyễn Ngọc Hà, “Linh mục Đậu Quang Lĩnh và những hoạt động kính chúa yêu nước trong Duy tân hội”, báo “Người công giáo Việt Nam”, số 9, 1-5-1995, in lại trong “Côn đảo, kí sự & tư liệu” (CĐ., KS. &TL.), Nxb. Trẻ, 1998, tr. 471 - 473.
-- Lê Tự, bài “Thầy Mai Lão Bạng ở Côn Đảo”, trong CĐ., KS. &TL., Nxb. Trẻ, 1998, tr. 474.
(Bài viết sẽ được tác giả sửa chữa, bổ sung thêm)
Đưa lên web, lúc 11 giờ 45 phút cùng ngày.
Sửa lỗi gõ phím vi tính: 14 giờ 30'
Chú thích: 16 giờ 25'
TXA.
Trau lại 2 câu: 7 giờ 54, 08-04 HB7 (2007)
TXA.
TRONG QUAN HỆ VỚI THIÊN CHÚA GIÁO
Trần Xuân An
(sơ thảo)
Trong những tháng sau Ngày Thống nhất đất nước, tên Phan Bội Châu trên con đường vốn là đường phố lớn thứ hai ở Huế, hầu như cùng một lúc với tấm biển khắc tên vua ngụy Đồng Khánh trên cổng một trường nữ trung học rất nổi tiếng, đã bị xoá đi, đục bỏ. Đồng thời, cũng như vậy, ở một số tên đường khác, nhưng khác với hai trường hợp trên, lại chỉ là sự nhầm lẫn, chẳng hạn như con đường nhà tôi, bỗng dưng cái tên của vị Bình Tây sát tả tướng quân Nguyễn Hiệu, vì thiếu một chữ “Duy”, nên cũng bị hạ biển. Có lẽ ai đó có thẩm quyền đổi tên đường không biết rằng, Nguyễn Duy Hiệu còn có tên gọi là Nguyễn Hiệu, như Trương Công Định còn được gọi là Trương Định, Nguyễn Phiên còn có thêm chữ “Thượng” lót giữa…
Đồng Khánh, tất nhiên còn đáng phải chịu tủi nhục hơn. Nhưng không khỏi xót xa cho Nguyễn [Duy] Hiệu, và có một chút ngậm ngùi cho Phan Bội Châu.
Pho tượng Phan Bội Châu ở Huế, do một nhóm trí thức tự nguyện, tự tay tô khắc, cũng chỉ im lìm một góc vườn nhà, không được dựng lên ở một vị trí thường thấy đối với một danh nhân thực sự, không tì vết hay tì vết không đáng kể. Đây không phải là sự nhầm lẫn như trường hợp Nguyễn Duy Hiệu, mà thể hiện một sự nhận định, đánh giá về ông.
Trong một bài viết về Phan Bội Châu hồi năm ngoái (1), tôi có dịp kể lại đôi nét về tình trạng nhận định Phan Bội Châu những năm tại Miền Bắc trước 1975. Cho dù qua đi thời “quá tả”, đấu tố cả Phan Bội Châu, trong nhận định chính thống, Phan Bội Châu vẫn không phải là một nhân vật lịch sử toàn bích. Nói thẳng ra, Phan Bội Châu mắc phải nhiều sai lầm về tư tưởng chính trị thật sự không hiểu nổi.
Trước phiên toà đề hình Bắc Kỳ, 1925, Phan Bội Châu không chứng tỏ ông là một anh hùng khí tiết. Điều đó thật đáng tiếc cho ông. Nhưng đáng trách hơn vẫn là một Phan Bội Châu trong mối quan hệ với Thiên Chúa giáo -- một lực lượng gắn bó, sát cánh với thực dân Pháp trong quá trình xâm lược và thống trị, nô dịch dân tộc ta (chưa kể giai đoạn câu kết với Mỹ để đạt đến đỉnh cao quyền lực thời Ngô Đình Diệm và giữ được phần lớn thế lực trong thời Nguyễn Văn Thiệu về sau).
Thật không hiểu nổi một Phan Bội Châu khi đọc những dòng điếu văn ông viết vào năm 1936, “Khóc đức cha Lý” (giám mục Allys), đăng trên báo “Tiếng Dân” ngày 25-5 năm ấy:
“… Nửa thế kỉ choảng vang chuông đạo Chúa, mở miệng người câm, xoi tai người điếc, những ước ao beo cọp hoá tường lân
Muôn giáo đồ tắm gội máu tim trời, suốt nam tới bắc, từ gần tới xa, mong mai mốt non sông thành lạc quốc”… (2)
Không hiểu sao Phan Bội Châu lại viết như thế, trong khi ông nhận thức rất rõ bản chất tôn giáo này, trong quá trình Thiên Chúa giáo gắn bó với thực dân. Và ở một đoạn khác, tiếp theo, trong bài văn tế ấy, phải chăng Phan Bội Châu đã tự thú:
“… Tôi nhân vì nhiều bạn thảy con thương của Ngài, trước vài mươi năm từng nhiều phen ở Huế
[… kiểm duyệt một câu ? – TXA chua thêm…]
Chẳng trực tiếp, nhưng mà gián tiếp, gió xuân đòi trận, hơi hoà bình từng ngấm vào tim;
Ư [ở - TXA. ct.] ngày nay nhắc tới ngày xưa, tiếng ngọc vài lời, mùi thân ái còn say tới não”… (2)
Như vậy, thêm một lần nữa, chúng ta biết, Phan Bội Châu đã thật sự có quan hệ mật thiết với Thiên Chúa giáo từ những năm còn trẻ, chưa xuất dương sang Nhật.
Mối quan hệ đó, ở “Tự phán” (3) (tên khác: “Phan Bội Châu niên biểu” (3)), thể hiện qua ý thức chọn lựa Kỳ ngoại hầu Cường Để, hậu duệ hoàng tử Cảnh (người vốn đã được “rửa tội”, vào đạo Chúa, trong thời gian theo Pégneau de Béhaine sang Pháp), để tôn phù như một chiêu bài (“Sở Hoài vương, Lê Trang Tôn chẳng qua là một thủ đoạn khi anh hùng khởi sự mà thôi” (4)), lại còn được chính ông tự tay viết:
“Tôi từ biệt Tiểu La chạy hết các địa phương thầm kết giáo đồ từ Quảng Bình dĩ Bắc. Cụ Thông ở Mộ Vịnh, cụ Truyển ở Mỹ Dụ, cụ Thông ở Quỳnh Lưu, cụ Ngọc ở Ba Đồn, thảy sơ thông được tình tố hết; cái đám mây mù nghi ngờ nhau vì lương giáo, quét một trận mà sạch bong, cũng là một việc thích lắm. Việc này Ngô Quảng thật là một người phụng hành rất có công, bởi vì Ngô Quảng sau khi thất cước, đã từng đổi họ tên vào sổ dân giáo, nay anh cắp tôi đi, đường thuộc lối quen, đến đâu là như ý cả. Cho nên về sau tôi xuất dương, công ơn các người giáo dân phù nghĩa rất nhiều. Hiện bây giờ (lúc viết sách này), còn có cụ Lĩnh (đã chết ở Côn Lôn), hai cụ còn an trí ở Nam Kỳ, còn các thầy tuyên giáo hãy còn có người còn ở Nhật Bản, Xiêm La, Tàu, chớ không phải việc ngẫu nhiên vậy” (5).
Việc liên kết với linh mục, thầy giảng và giáo dân đạo Chúa ở còn diễn ra trong một thời gian ngắn sau:
“Tháng 10 đến Quảng Bình, ước với các người trong giáo hữu, như cụ Thông, cụ Truyền, đều nhóm nhau ở giáo đường nhỏ tại Ba Đồn. Những người nhóm ở đâu thảy là đảng sót của ông Hiền, ông Hậu, căm giận người Pháp đã lâu ngày” (6).
Một giáo dân khác còn được Phan Bội Châu ghi tên là Trần Văn Bỉnh (người Hà Tĩnh), có nghiên cứu sách Tây, chế được súng đạn:
“Ông là người hào kiệt trong giáo đồ…”.
“Khi đầu tôi mưu bạo động, trước kết giao với ông…” (7)
Mối quan hệ đó, như trong một cuốn sách vừa xuất bản (8), tôi khẳng định, không phải là mối quan hệ giữa Phan Bội Châu cũng như của phong trào Đông du với giáo hội Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, mà chỉ với một số linh mục, giáo dân đã đủ nghị lực thoát khỏi sự cương toả của giáo hội. Trong đó, Mai Lão Bạng là vị chuẩn linh mục tiêu biểu, bị giáo hội đe doạ rút phép thông công (9). Khi khẳng định như thế, tôi vẫn thể hiểu nổi vì sao ngay trong bản “Tự phán” cũng như trong bản “Phan Bội Châu niên biểu” đều ghi:
“Năm Mậu thân, tháng 2, (1908), tôi soạn sửa đi Tiêm La, trở về Hương Cảng, đụng gặp cụ Mai Lão Bạng từ trong nước ra. Đồng đi lần đó có học sinh thanh niên vài mươi người. Cụ Mai là đại biểu cho người trong Thiên Chúa giáo đồ. Giáo hội uỷ thác cụ ra để giới thiệu những người giáo đồ nhập Hội Duy Tân”.
[…]
“Tôi vì cớ tôn trọng giáo hội, mới nhóm toàn viện học sinh hoan nghênh cụ”… (10)
Đó là một lầm lẫn về bản chất của giáo hội Thiên Chúa giáo chăng, vì sự thật lịch sử không đúng như Phan Bội Châu viết về giáo hội, mà sự thực như tôi đã khẳng định, qua quá trình nghiên cứu nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Nếu quả thật không có sự sửa chữa của người khác về sau, mà chính Phan Bội Châu đã viết như vậy, thì chỉ có thể lí giải: Phan Bội Châu không đủ dũng cảm do đã quá suy nhược thể chất (già nua, bệnh hoạn), nên đã biện minh cho giáo hội Thiên Chúa giáo với thủ thuật lấy bộ phận (một số linh mục, giáo dân chống Pháp) khái quát ra toàn thể (cả giáo hội đều chống Pháp)!
Không những chỉ ở các tác phẩm thuộc loại tự thuật, hồi ức vừa được trích dẫn, Phan Bội Châu còn thể hiện mối quan hệ ấy ra trong vài bài thơ khác:
“Tặng báo “Vì Chúa”
Lòng ta vì chúa, chúa vì ta
Rước thánh thần về đuổi quỷ ma
Đường lối quang vinh lên tột bậc
Ai rằng Thiên quốc ở đâu xa?” (11)
(1932)
“Đầu năm Canh thìn,
Mừng báo Vì Chúa
Đông xưa sương tuyết gió mưa dồn
Ơn chúa đem xuân tặng chúng con
Thế thiệt càn khôn thương lũ bé
Bao giờ cây cỏ giả ơn non
Mười răn thánh dạy rằng in dạ
Ba kiếp trần qua vẫn giữ hồn
Ao ước tuyền Nam rành họ Chúa
Hoa tươi tươi mãi, nguyệt tròn tròn” (12)
(báo “Vì Chúa”, số 152, ngày 18-2-1940)
Phan Bội Châu ao ước toàn (tuyền) cõi nước Nam đều rền (rành) rặt mang họ theo tên Chúa (tên thánh) khi rửa tội hay thêm sức! Một khi Việt Nam đã là một nước Thiên Chúa giáo toàn quốc, thì đất nước muôn đời tươi sáng, như hoa tươi mãi tươi thắm, như trăng tròn mãi tròn sáng, không thể mờ khuyết!
Đấy là thơ của nhà yêu nước Phan Bội Châu đó sao?! Thật không thể hiểu nổi!
Đó là chưa kể đến những bài thơ Phan Bội Châu ca ngợi những tên tay sai khét tiếng như Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Diệm (13)!
Chúng ta có thể lí giải như thế nào về sự tồn tại những bài thơ như thế và những câu văn tế ở đoạn trên trong toàn bộ tác phẩm của Phan Bội Châu? Những bài ấy đều có xuất xứ rõ ràng: trích nguyên văn từ các tờ báo đã ấn hành từ những ngày Phan Bội Châu còn sống, nhất là đăng tải ở báo “Tiếng Dân” của chính nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng!
Phải chăng Phan Bội Châu đã đi từ chỗ chỉ liên kết với một số linh mục, thầy giảng, giáo dân trong giai đoạn chống Pháp trước 1925, ông trượt dài đến chỗ thoả hiệp với cả những giám mục thực dân Pháp và ca ngợi những kẻ này cùng cả giáo hội thuộc địa vốn đã bị nô dịch hoá đến mức mụ mẫm?
Phải chăng có một trò đánh lận nào đó trong toàn bộ tác phẩm Phan Bội Châu?
Trần Xuân An
khởi viết lúc 8 giờ 48 phút,
ngày 07-4 HB7 [2007] (20-2 Đinh hợi HB7);
viết tạm xong lúc 11 giờ 29 phút,
cùng ngày, tại TP.HCM.
______________
(1) Trần Xuân An, “Chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề của Phan Bội Châu”:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III06/806_txa-Pbchau.htm
Trần Xuân An, “Về tấm ảnh Phan Bội Châu & Cường Để chụp chung”:
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III06/806_ykien-1-txa.htm
Hoặc LINKs theo địa chỉ mới của Giao Điểm bộ mới
( http://www.giaodiem.us ):
http://www.giaodiem.us/us-2006/8-06/806-pbc-txa-1.htm
http://www.giaodiem.us/us-2006/8-06/806-pbc-txa-2.htm
Links trên web Tác phẩm Trần Xuân An:
http://tranxuanan-writer-1.blogspot.com/
(2) “Phan Bội Châu toàn tập” (PBC.TT.), Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, tập 6, tr. 341 – 342.
(3) Phan Bội Châu, “Tự phán”, Nxb. Văn hoá - Thông tin, tái bản, 2000; “Phan Bội Châu niên biểu” (PBC.NB.), trong PBC.TT., bộ sđd., tập 6, tr. 39 – 294.
(4) PBC.NB., sđd., tr. 65.
(5) PBC.NB., sđd., tr. 72 - 73.
(6) PBC.NB., sđd., tr. 79.
(7) PBC.NB., sđd., tr. 81.
(8) Trần Xuân An, “Nguyễn Văn Tường, một người trung nghĩa”, Nxb. Thanh Niên, 2006, tr. 292 – 296. Xem trên web Tác phẩm TXA.:
http://tranxuanan-nvtnntnghia.blogspot.com/
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/nguyen_vtnntntxtkhduoc/nguyen_vtnntntxtkhduoc_nsach.htm
(9) Trần Tam Tỉnh (linh mục, viện sĩ), “Thập giá và lưỡi gươm”, nguyên tác tiếng Pháp, bản dịch của lm. Vương Đình Bích, Nxb. Trẻ, 1988, tr. 189.
(10) PBC.NB., sđd., tr. 175.
(11) PBC.TT., bộ sđd., tập 5, tr. 213.
(12) PBC.TT., bộ sđd., tập 5, tr. 423.
(13) Phan Bội Châu, “Điếu Nguyễn Hữu Bài”, trong PBC.TT., bộ sđd., tập 6, tr. 429; Thiết Mai Tôn Thất Cảnh, “Hơn một tiếng đồng hồ cùng cụ Phan Bội Châu”, trong PBC.TT., bộ sđd., tập 4, tr. 314 – 315, và, Phan Bội Châu, “Mười bài vô đề”, bài thứ 5, bộ sđd., tập 5, tr. 254 – 255.
Lưu ý: Câu nói bằng tiếng Pháp của Hồ Chí Minh về Ngô Đình Diệm trong cuộc trả lời phỏng vấn do nhà báo Jean Lacouture thực hiện, “Il aime sa patrie à sa manière” (ông ta yêu nước theo cách của ông ta). Nhiều người đọc, như Tôn Thất Mạnh Hào chẳng hạn, rất chú tâm đến chữ “manière” (cách thức; thủ đoạn; kiểu cách bề ngoài). Thực sự yêu nước có nhiều cách, trong đó, cách thức chịu làm nô lệ, tay sai để bảo toàn lòng kính chúa cùng lòng yêu nước để vừa được lên thiên đàng vừa vinh thân phì gia cũng là một kiểu cách ra vẻ “yêu nước”!
Xem thêm: Thơ Phan Bội Châu viết về Thiên Chúa giáo:
-- Phan Bội Châu, “Chúc hạ “Vị Chúa báo” nhất chu niên” (1940), bản dịch của Chương Thâu, trong PBC.TT., bộ sđd., tập 5, tr. 478 – 479.
-- Phan Bội Châu, “Viếng thân mẫu đồng chí Lê Bá Thuyên (nhà theo đạo Chúa)”, theo Lưu Trần Thiển, trong PBC.TT., bộ sđd., tập 6, tr. 428.
Xem thêm: Về mối quan hệ giữa Phan Bội Châu với Thiên Chúa giáo:
-- Nguyễn Ngọc Hà, “Linh mục Đậu Quang Lĩnh và những hoạt động kính chúa yêu nước trong Duy tân hội”, báo “Người công giáo Việt Nam”, số 9, 1-5-1995, in lại trong “Côn đảo, kí sự & tư liệu” (CĐ., KS. &TL.), Nxb. Trẻ, 1998, tr. 471 - 473.
-- Lê Tự, bài “Thầy Mai Lão Bạng ở Côn Đảo”, trong CĐ., KS. &TL., Nxb. Trẻ, 1998, tr. 474.
(Bài viết sẽ được tác giả sửa chữa, bổ sung thêm)
Đưa lên web, lúc 11 giờ 45 phút cùng ngày.
Sửa lỗi gõ phím vi tính: 14 giờ 30'
Chú thích: 16 giờ 25'
TXA.
Trau lại 2 câu: 7 giờ 54, 08-04 HB7 (2007)
TXA.
23.3.07
Hinh anh hoi thao o Hue, 02-7-2002 & hinh anh hoi nghi o Ha Noi, 01-11-2003
BỔ TÚC HÌNH ẢNH HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) TẠI HUẾ, 02-7-2002
& MỘT VÀI HÌNH ẢNH HỘI NGHỊ THÔNG BÁO NGHIÊN CỨU, SỬ LIỆU VỀ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) TRONG PHONG TRÀO VĂN THÂN, CẦN VƯƠNG, TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI, 01-11-2003
Hình 1: Nnc. Nguyễn Đắc Xuân, Nnc. Trần Viết Ngạc (tính từ phía trái) & các nhà nghiên cứu khác, tại hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) ở Huế, 02-7-2002 -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Hình 2: Nv./nc. Trần Xuân An (đứng phát biểu) & các nhà nghiên cứu khác, tại hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) ở Huế, 02-7-2002 [h.1] -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Hình 3: Nv./nc. Trần Xuân An (ngồi đầu dãy ghế thứ 2, mang kính, áo xanh nhạt tay cộc) & các nhà nghiên cứu khác, tại hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) ở Huế, 02-7-2002 [h.2] -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Hình 4: Gs. Đinh Xuân Lâm (dãy ghế chủ tịch đoàn, ngồi giữa, áo trắng), Nsh. Dương Trung Quốc (áo lam, phải) & các nhà nghiên cứu khác, ở hội nghị thông báo nghiên cứu & sử liệu về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) trong phong trào Văn thân, Cần vương, tổ chức tại Hà Nội, 01-11-2003 [h.2] -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Hình 5: Nhà sử học Dương Trung Quốc (dãy ghế chủ tịch đoàn, phải, áo lam), Gs. Đinh Xuân Lâm (áo trắng, giữa) & các nhà nghiên cứu khác, ở hội nghị thông báo nghiên cứu & sử liệu về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) trong phong trào Văn thân, Cần vương, tổ chức tại Hà Nội, 01-11-2003 [h.1] -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Chùm hình ảnh do Th.s. Lê Tiến Công chuyển qua Yahoo.mail,
ngày 23-3 HB7 (2007).
TXA. đưa lên web lúc 13 : 55', cùng ngày.
Thành thật cảm ơn PGS.TS. Đỗ Bang & ThS. Lê Tiến Công.
& MỘT VÀI HÌNH ẢNH HỘI NGHỊ THÔNG BÁO NGHIÊN CỨU, SỬ LIỆU VỀ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) TRONG PHONG TRÀO VĂN THÂN, CẦN VƯƠNG, TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI, 01-11-2003
Hình 1: Nnc. Nguyễn Đắc Xuân, Nnc. Trần Viết Ngạc (tính từ phía trái) & các nhà nghiên cứu khác, tại hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) ở Huế, 02-7-2002 -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Hình 2: Nv./nc. Trần Xuân An (đứng phát biểu) & các nhà nghiên cứu khác, tại hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) ở Huế, 02-7-2002 [h.1] -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Hình 3: Nv./nc. Trần Xuân An (ngồi đầu dãy ghế thứ 2, mang kính, áo xanh nhạt tay cộc) & các nhà nghiên cứu khác, tại hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) ở Huế, 02-7-2002 [h.2] -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Hình 4: Gs. Đinh Xuân Lâm (dãy ghế chủ tịch đoàn, ngồi giữa, áo trắng), Nsh. Dương Trung Quốc (áo lam, phải) & các nhà nghiên cứu khác, ở hội nghị thông báo nghiên cứu & sử liệu về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) trong phong trào Văn thân, Cần vương, tổ chức tại Hà Nội, 01-11-2003 [h.2] -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Hình 5: Nhà sử học Dương Trung Quốc (dãy ghế chủ tịch đoàn, phải, áo lam), Gs. Đinh Xuân Lâm (áo trắng, giữa) & các nhà nghiên cứu khác, ở hội nghị thông báo nghiên cứu & sử liệu về Nguyễn Văn Tường (1824-1886) trong phong trào Văn thân, Cần vương, tổ chức tại Hà Nội, 01-11-2003 [h.1] -- Ảnh do PGS.TS. Đỗ Bang cung cấp.
Chùm hình ảnh do Th.s. Lê Tiến Công chuyển qua Yahoo.mail,
ngày 23-3 HB7 (2007).
TXA. đưa lên web lúc 13 : 55', cùng ngày.
Thành thật cảm ơn PGS.TS. Đỗ Bang & ThS. Lê Tiến Công.
Trần Xuân An
19.3.07
PGS.TS. ĐỖ BANG -- GÓP PHẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG UẨN KHÚC TRONG CUỘC ĐỜI CỦA NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG
PGS.TS. ĐỖ BANG
GÓP PHẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG UẨN KHÚC TRONG CUỘC ĐỜI CỦA NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG
Hai câu cuối trong bài “Giải triều” (chia tách triều đình) vào cuối đời của Nguyễn Văn Tường (1824-1886) đã truyền lại cho hậu thế một nỗi đau, một uẩn khúc khó lí giải trong cuộc đời làm quan của mình:
U trung thuỳ bạch thiên thu hậu
Xã tắc quân vương thục trọng khinh
Có nghĩa là:
Đúng sai xin để ngàn thu xét
Tổ quốc, vua, dân, đâu trọng khinh
(Trần Đại Vinh dịch)
Ở Bình Định khi nghe tin Nguyễn Văn Tường mất, Đào Tấn – nhà soạn tuồng hàng đầu vào thế kỉ XIX cũng là một đại thần triều Nguyễn, được Nguyễn Văn Tường gợi ý xin về nghỉ hưu sớm lúc tuổi 40 để chuẩn bị phong trào Cần vương ở các tỉnh nam miền Trung, đã viếng ông bằng hai câu đối:
Quốc kế thị phi lân sử định
Thiên phương sinh tử nhạn thư điêu
Có nghĩa là:
Kế nước đúng sai trang sử quyết
Phương trời sống chết cánh hồng chao
(Tôn Thất Mạnh Hào dịch)
Đó là những trăn trở của người trong cuộc mà hậu thế có trách nhiệm phải làm sáng tỏ.
Nguyễn Văn Tường - một đại thần hàng đầu triều Tự Đức, một quyền mưu sắc sảo trong các chính sách nội trị và ngoại giao của triều Nguyễn, trước hoạ ngoại xâm. Nhưng cuộc đời của ông còn để lại nhiều uẩn khúc, nhiều ẩn số cần có lời giải thoả đáng.
Đã có một cuộc hội nghị khoa học về “Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường” do Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 20 tháng 6 năm 1996; nhiều vấn đề trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Tường được khảo cứu, phân tích, nhưng cũng có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, tồn nghi, cần có lời giải như:
1. Về gia thế của Nguyễn Văn Tường và việc Nguyễn Văn Tường lấy họ Nguyễn Phúc để dự thi cử nhân vào thời Thiệu Trị (1842).
2. Đặc điểm yêu nước và vai trò chủ chiến của Nguyễn Văn Tường trong cuộc đấu tranh với thực dân Pháp.
3. Vai trò của Nguyễn Văn Tường trong việc phế lập các vua triều Nguyễn: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc (1883)
4. Nguyễn Văn Tường với những hoạt động tích cực cho công cuộc chống Pháp (1883-1885).
5. Nguyễn Văn Tường ở lại Huế là một sự đầu thú hay một sứ mạng giao phó của triều đình Huế (1885).
6. Bi kịch yêu nước của Nguyễn Văn Tường (1885-1886).
1.
Về gia thế của Nguyễn Văn Tường và việc Nguyễn Văn Tường lấy họ Nguyễn Phúc để dự thi cử nhân vào thời Thiệu Trị (1842).
Các gia phả họ Nguyễn, chi Nguyễn Văn ở làng An Cư, huyện Triệu Phong, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị và ở thành phố Huế đều xác nhận Nguyễn Văn Tường sinh ngày 22 tháng 8 năm Giáp thân. Bản chữ Hán ghi: “Công sinh ư Minh Mạng ngũ niên Giáp thân bát nguyệt nhị thập nhị nhật” (1). Ông sinh vào ngày 22 tháng 8 năm Giáp thân năm thứ năm niên hiệu Minh Mạng, nhằm ngày 14 tháng 10 năm 1824. Ông mất ngày 01 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ nhất tại Tahiti, thuộc địa Pháp, thọ 64 tuổi, tức vào ngày 31 tháng 7 năm 1886.
Về việc Nguyễn Văn Tường lấy họ Nguyễn Phúc để dự thi cử nhân dưới thời vua Thiệu Trị là vấn đề khó hiểu, đã gây nhiều bàn luận về ông.
Sách “Đại Nam thực lục” ghi rằng: “Nhâm dần, Thiệu Trị năm thứ 2, mùa thu, tháng bảy, trong danh sách trúng tú tài trường Thừa Thiên, có tên là Nguyễn Phước Tường. Vua ghét Tường mạo dùng họ nhà vua, sai cắt bỏ tên trong sổ tú tài, đổi làm Nguyễn Văn Tường và giao cho Viện Đô sát trị tội. Khi xét án dâng lên, vua lại giao cho đình thần bàn lại. Tường bị tội đồ 1 năm, học quan ở tỉnh, phủ huyện, quan Quốc tử giám, quan trường Bộ Lễ và Viện Đô sát đều bị phân biệt giáng phạt” (2).
Gia phả cũng ghi rằng “Thiệu Trị ngũ niên thi trúng tú tài hậu dĩ can quốc tính quyển diện đề Nguyễn Phước Tường truất lạc nghị án”. Có nghĩa là: Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) (3), thi đỗ tú tài, sau vì phạm vào họ vua (ngoài quyển thi đề tên Nguyễn Phước Tường) bị đánh hỏng, nghị án (4).
Các thế hệ con cháu Nguyễn Văn Tường cũng có tiếp nhận lời truyền này qua người con dâu của Nguyễn Văn Tường là công chúa Đoan Thuận (5), cho rằng Thiệu Trị biết rõ điều đó nên gởi tiền cho ăn học. Khi dự thi Nguyễn Văn Tường lấy họ nhà vua nên bị kết tội. Sau vua Tự Đức biết rõ nên lại cho đi thi (6). Hậu duệ của ông ở làng An Cư cho biết: Sau khi bị án trường thi, Nguyễn Văn Tường bị tội đồ cắt cỏ cho ngựa nhưng ông đã bỏ tiền ra thuê một số người làm là phù hợp với bản án mà “Đại Nam thực lục” đã ghi chứ không phải như một số tài liệu lưu trữ của Pháp cho rằng “Cha đẻ của Nguyễn Văn Tường là một người thợ mộc bình thường đã dính líu vào một cuộc nổi dậy. Vì tội của cha mà Tường không được ra ứng thí, nhưng đến đầu thời Tự Đức thì [được] miễn xá và thi đậu hết các bậc” (7).
Ở Huế còn truyền lại câu chuyện đối đáp giữa quan giám khảo trường thi Thừa Thiên với Nguyễn Văn Tường về việc Tường mạo nhận họ vua để dự thi.
Tường trả lời: “Năm ấy đức Minh Mạng đi tuần du ở Quảng Trị có đem Tường Khánh công (tức vua Thiệu Trị sau này) đi theo. Ở hành cung Quảng Trị, công thấy một người con gái đẹp đi ngang, công gọi vào “dùng”. Sau công theo phụ hoàng trở lại Huế. Không ngờ người con gái ấy lại có thai. Người con gái đó là mẹ tôi. Khi sinh ra tôi, mẹ tôi cứ tình thật cho tôi mang họ nhà vua” (8).
Sự việc này, kiểm tra lại ở sử sách “Châu bản triều Nguyễn”, triều Minh Mạng, năm thứ 4 và “Đại Nam thực lục đệ nhị kỉ”, tập 6 (năm 1822-1823) đều không thấy chép về sự kiện vua Minh Mạng đi Quảng Trị vào năm 1823 để Tường Khánh công (tức Thiệu Trị) năm đó 15 tuổi có dịp đi theo. Vua Thiệu Trị cũng xác nhận Nguyễn Văn Tường là người mạo họ vua chứ không phải con vua. Nhà vua nói: “Văn Tường đã đi học, đi thi, không thể là không biết, sao lại còn mạo đội họ nhà vua” (9).
Về Nguyễn Văn Tường, không hiểu sao vào năm 1842 lúc nộp quyển đự thi ông lấy chữ lót là “Phúc” thay cho chữ “Văn” để rồi bị phạm tội. Ông là người duy nhất trong họ này đã có lúc lấy lót chữ “Phúc” để nộp quyển cho trường thi, còn trong gia phả vẫn ghi chữ “Văn”.
Dòng họ này lúc đầu lót chữ “Thế” (Nguyễn Thế…), đến đời thứ 5 lại lót chữ “Văn”.
Nguyễn Văn Tường là đời thứ 7; gia phả ghi là Nguyễn Văn Tường. Chính ông vào năm 1874, lúc làm thượng thư Bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần, ông đứng tên Nguyễn Văn Tường để soạn bản gia phả của dòng họ mình với lời đề từ rất trân trọng: “Họ Nguyễn ta từ lúc đến đây lập nghiệp sinh tụ ngày càng đông thành một họ lớn trong làng. Cũng nhờ phúc ấm của tổ tiên mà phái ta trở thành một chi phái lớn trong họ…”.
Theo gia phả, Nguyễn Văn Tường là con trai trưởng của Nguyễn Văn Dậu, sinh năm Mậu ngọ (1798), chết năm Giáp tí (1864) và bà vợ chánh tên là Liên, chết ngày 6 tháng 9. Bà Liên sinh được 3 người con trai, con đầu là Nguyễn Văn Tường và các em Nguyễn Văn Độ, Nguyễn Văn Phức, và 5 người con gái.
Ông Nguyễn Văn Dậu còn có hai bà vợ thứ tên là Cảnh và Vệ.
Nguyễn Văn Tường có 7 bà vợ và 19 người con.
Với trách nhiệm trước gia tộc trong việc tu soạn gia phả dòng họ của mình và với quyết tâm làm rạng rỡ dòng họ Nguyễn Văn, Nguyễn Văn Tường là người con ưu tú của họ Nguyễn ở An Cư, Quảng Trị.
2.
Đặc điểm yêu nước, thương dân và vai trò chủ chiến của Nguyễn Văn Tường trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp (1850-1883).
Sau khi đỗ cử nhân năm Canh tuất (1850), Nguyễn Văn Tường được bổ nhiệm làm các chức vụ: Huấn đạo huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), tri huyện Thành Hoá (Quảng Trị, 1855), tán lí Bộ Binh (1858), án sát Quảng Nam (1861), biện lí Bộ Binh kiêm dinh điền sứ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên (1863), phủ doãn Thừa Thiên (1864), sau kiêm chức khuyến nông sứ và tuyên phủ sứ…
Với những chức vụ nói trên, Nguyễn Văn Tường luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, như tổ chức chiêu dân lập ấp, khẩn hoang, phát triển thuỷ nông, mở mang chợ búa, mở ngành nghề, phủ dụ các dân tộc ít người ở miền núi Quảng Trị; tổ chức bố phòng nhằm bảo đảm trị an cho nhân dân. Đến đâu ông cũng khảo sát tường tận thế đất, lòng người để có chủ trương phù hợp làm tham mưu cho vua Tự Đức nên được dân thương và vua tin dùng. Nhiều nơi ở Cam Lộ nhân dân làm đền thờ Nguyễn Văn Tường để ghi nhớ những năm ông làm tri huyện Thành Hoá, dinh điền sứ và khuyến nông sứ ở vùng đất này.
Năm 1866, với trọng trách là phủ doãn Thừa Thiên nhưng đã để nổ ra cuộc khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng ở ngay kinh đô Huế nên Nguyễn Văn Tường bị cách chức. Tuy thế, do trọng tài năng, Nguyễn Văn Tường vẫn được vua Tự Đức bổ nhiệm làm bang biện huyện Thành Hoá và khâm phái sơn phòng tỉnh Quảng Trị. Năm 1867, Nguyễn Văn Tường được điều về kinh để tham gia đoàn sứ vào Nam Kỳ thương thuyết với Pháp. Qua sự việc này, Nguyễn Văn Tường đã bộc lộ được bản lĩnh chính trị, tài năng ngoại giao, kế sách giữ nước nên được vua Tự Đức tin cậy giao làm tán tương quân vụ vùng Tây Bắc: Sơn – Hưng – Tuyên, Lạng - Bằng để quan hệ với Trung Quốc, đánh dẹp, tiễu phỉ, trấn áp giặc Khách (người Hoa) và vỗ về nhân dân. Đó là những thực tiễn để chuẩn bị cho thời kì hoạt động ngoại giao sắc sảo và thành đạt của Nguyễn Văn Tường từ năm 1873 đến 1883.
Năm 1883, J. Dupuis gây hấn ở sông Hồng, tạo cớ để cho F. Garnier đem quân đánh Bắc Kỳ. Trước tình hình đó, Nguyễn Văn Tường được vua Tự Đức triệu về kinh để làm phó sứ (chánh sứ là Lê Tuấn) vào Nam Kỳ thương thuyết với Pháp. Đến Gia Định, Nguyễn Văn Tường đề nghị phía Pháp phải giải quyết vụ rắc rối ở Bắc Kỳ trước khi thương thuyết. Trưởng đoàn Pháp là Philastre đồng ý viết thư đề nghị Garnier rút quân. Philastre và Nguyễn Văn Tường đáp tàu ra Hà Nội để bàn định. Tàu đến Hải Phòng thì nghe tin F. Garnier và một số sĩ quan Pháp bị giết chết. Philastre tức giận đòi huỷ bỏ cuộc thương thuyết, về Sài Gòn để xin lệnh của Paris. Nguyễn Văn Tường khôn khéo thuyết phục, Philastre mới chịu nghe và đến Hà Nội để thương thuyết. Qua những biện giải khôn khéo của Nguyễn Văn Tường, Philastre đồng ý trả lại các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội cho triều đình Huế. Vua Tự Đức khen Nguyễn Văn Tường: “Châm chước thời cơ làm việc khéo” (10).
Tác giả Devaux có nhận xét: “Ông Philastre được ban phẩm hàm cao quý của triều đình An Nam và chẳng mấy chốc dần dần chịu ảnh hưởng của ông Bộ trưởng đối ngoại và nhất là ông Nguyễn Văn Tường trong khi ông Philastre làm phiên dịch chính thức ở Sài Gòn và ông Tường làm phó lãnh sự” (11).
Sau sự việc này, uy tín ngoại giao của Nguyễn Văn Tường như ngôi sao chói lọi, trở thành công thần đầu triều Tự Đức. Rheinart (khâm sứ Trung Kỳ năm 1875) có nhận định: “Tự Đức đã chịu ơn khi thâu hồi các tỉnh Bắc Kỳ trong một thời gian tưởng đã mất. Giả thuyết ấy được người ta tin và làm cho Tường kể từ năm 1874 trở thành nhân vật ảnh hưởng nhất triều đình Huế. Được coi như người dũng mãnh đã làm cho Pháp phải nhả Bắc Kỳ, nay Tường cũng được coi như người có khả năng làm cho Pháp nhả nốt Nam Kỳ” (12). Sau thắng lợi này, vua Tự Đức đặc cách phong Nguyễn Văn Tường làm thượng thư Bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần, tước Kỳ Vĩ bá (13). Ông còn kiêm chức Thương bạc đại thần phụ trách ngoại giao và ngoại thương, là người đại diện triều đình Tự Đức toàn quyền đảm nhận công việc đàm phán với Pháp. Qua tiếp xúc, Nguyễn Văn Tường biết rõ bản chất của thực dân Pháp và các nước phương Tây nên luôn ở thế đối đầu khi thương thuyết, ông cho đó cũng là một hình thức đấu tranh để bảo vệ chủ quyền. Chính khâm sứ Rheinart sau nhiều lần tiếp xúc với Nguyễn Văn Tường cũng có nhận xét: “Khi trở thành người đứng đầu phe cứng rắn, chính Tường đã xúi giục Tự Đức coi thương hiệp ước năm 1874. Do đó làm mối quan hệ Việt – Pháp bị suy thoái dần” (14). Nhiều yêu cầu của khâm sứ Rheinart bị Nguyễn Văn Tường bác bỏ, người Pháp rất uất ức. Năm 1881, khi thay làm khâm sứ, De Champeaux đã dùng áp lực với triều đình Huế để Nguyễn Văn Tường từ chức quan Thương bạc. De Champeaux đã viết rằng: “Với tư cách sau (phụ trách Thương bạc), ông vẫn còn có thể chống đối chúng ta. Muốn thoát nạn, ta còn phải đập ông tan tành cả về phía ấy” (15).
Vua Tự Đức đã mắc mưu khâm sứ Pháp, vua cho là: “Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Văn Tường kiêm nhiều chức, bận nhiều việc, cho giảm bớt công việc ở Nha Thương bạc” (16).
Tháng 4 năm Quý mùi (1883), Nguyễn Văn Tường được sung làm phụ chính đại thần cùng với Trần Tiễn Thành và Tôn Thất Thuyết thì [đó cũng là lúc – ct.] đất nước ta rơi vào tình thế khó khăn và đen tối, nhất là sau cái chết của vua Tự Đức (19-7-1883).
3.
Vai trò của Nguyễn Văn Tường trong việc phế lập các vua triều Nguyễn: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc (1883)
--- Việc phế Dục Đức:
Vua Tự Đức không có con nên lất 3 người cháu làm con nuôi. Đó là Ưng Chân (tức vua Dục Đức sau này), sinh năm 1853 (con của Nguyễn Phúc Hồng Y), Ưng Thị tức Chánh Mông, sinh năm 1864 (sau này là vua Đồng Khánh) và Ưng Đăng, sinh năm 1869 (sau này là vua Kiến Phúc). Ưng Thị là con của Nguyễn Phúc Hồng Cai (Hợi) (17). Ngày 14 tháng 6 năm Quý mùi (17-7-1883), 2 ngày trước khi chết, vua Tự Đức cho triệu Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vào cung lập phụ chính đại thần và ban di chiếu truyền ngôi cho Dục Đức. Để cảnh tỉnh vua mới, bài chiếu có nêu một số khuyết tật của Dục Đức, có đoạn như sau:
“Đản vi hữu mục tật, bí nhi bất tuyệt, cửu khủng bất minh, tính phả hiếu dâm, diệc đại bất thiện, vị tất năng đương đại sự. Quốc hữu trưởng quân, xã tắc chi phúc, xã thử, tương hà dĩ tai!”.
Có nghĩa là: "Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám, sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm, cũng là điều chẳng tốt, chưa chắc đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây!”(18).
Sau khi vua Tự Đức chết, ngày 21-7-1883, Dục Đức triệu tập quần thần ở điện Quang Minh và đề nghị đình thần cho bỏ đoạn di chiếu nói trên, nhưng đình thần không chịu vì cho rằng Hội đồng Phụ chính đã đề nghị vua Tự Đức bỏ đoạn này nhưng nhà vua đã không chịu. Dục Đức “… sai sao tờ di chiếu, tự tay xoá bỏ đoạn ấy đi” (19).
Đến lúc lễ đăng quang, Nguyễn Văn Tường cáo ốm không dự chầu nhưng đứng ở phòng bên. Tôn Thất Thuyết đứng bên cạnh Trần Tiễn Thành. Khi đọc đến đoạn văn trên, Trần Tiễn Thành đọc nhỏ như cố ý không cho ai nghe. Khi đọc xong, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chất vấn Trần Tiễn Thành sao không đọc y như tờ di chiếu. Thành chống chế. Nguyễn Văn Tường yêu cầu Nguyễn Trọng Hợp đọc lại di chiếu. Bài chiếu đọc xong, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phái quân túc vệ canh gác cẩn mật, bắt hết phe cánh của Dục Đức rồi tuyên bố các tội:
+ Tự ý sửa bỏ di chiếu
+ Có đại tang mà mặc áo màu sặc sỡ
+ Hư hỏng, chơi bời
Rồi đề nghị phế bỏ, lập vua mới.
Phan Đình Phùng phản đối, bị bắt trói, Trần Tiễn Thành và đình thần không ai dám trái lệnh, đều kí tên xin ý chỉ của bà thái hoàng thái hậu Từ Dũ để phế Dục Đức (20).
“Hạnh Thục ca” cũng xác nhận Dục Đức chết vì cố ý cải lại di chiếu:
Tự quân chưa chính ngôi trời
Chiếu thư lại cải quên lời sách xưa (21)
Như vậy, việc phế Dục Đức của hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ngoài 3 lí do trên còn có vấn đề sâu sắc là Dục Đức không thể là người cáng đáng được việc nước, không đại diện cho thế đấu tranh vì lợi ích dân tộc của phái chủ chiến trong tình thế cấp bách khi thực dân Pháp luôn dùng áp lực quân sự để hòng chiếm toàn bộ đất nước ta. Các tác giả trong Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đã có nhận xét rất đùng về Dục Đức: “Trước đây ngài có giao thiệp qua lại với người Pháp, từ năm Tân tị (1881), ngài đã từng chuyển giao nhiều tài liệu quan trọng về việc nước cho trú sứ Pháp là Rheinart. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vốn nắm mọi quyền hành trong nước sợ tai hoạ khi ngài lên ngôi, nên thừa dịp này âm mưu phế lập” (22).
Mối quan hệ giữa Dục Đức với khâm sứ Rheinart cũng được Trần Trọng Kim ghi lại trong sách “Việt Nam sử lược”: “Bấy giờ ông Rheinart lại sang làm khâm sứ ở Huế, thấy con vua Đồng Khánh còn nhỏ, lại nhớ ông Dục Đức ngày trước, khi vua Dực Tông (Tự Đức) hãy còn thường hay đi lại với người Pháp. Bởi vậy khâm sứ nghĩ đến tình cũ mà lập Bửu Lân, con ông Dục Đức, lên làm vua (sau này là Thành Thái)” (23).
Vậy, Tự Đức chọn Dục Đức nối ngôi, ngoài việc lớn tuổi, còn là một giải pháp hoà hiếu đối với Pháp, điều đó làm cho phe chủ chiến, đứng đầu là hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, bất ngờ, nên đã phản ứng quyết liệt, dẫn đến việc phế bỏ ngay trong lễ đăng quang. Đây là vấn đề quan điểm chính trị, sự lựa chọn con đường đấu tranh chống Pháp giữa phái chủ chiến và chủ hoà, thoả hiệp, đầu hàng mà Dục Đức đã có nhiều bộc lộ chứ không phải như một số ý kiến trước đây cho rằng việc phế Dục Đức là do Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết “đã đổi tờ di chiếu” (24), hay sợ Dục Đức sau này sẽ trả thù (25).
--- Việc tôn, phế Hiệp Hoà:
Sau khi phế Dục Đức, đình thần lưu ý đến [1 trong – ct.] 2 người có thể kế vị, đó là Ưng Đăng, được vua Tự Đức rất quý. Vua cho rằng: “Ưng Đăng hầu hạ cẩn thận, biết sợ, dạy được, chưa thấy có vết gì, nhưng tuổi còn ít, đương học chưa thông, đương lúc khó khăn này chưa chắc đã am hiểu” (26).
Ưng Đăng lại là em của Công nữ Như Khuê (Đoan Thuận), vợ của Nguyễn Văn Tộ là con trai của Nguyễn Văn Tường. Tự Đức muốn tạo một uy thế cho Nguyễn Văn Tường như khâm sứ Rheinart đã nhận định: “Tự Đức muốn gây thêm tín nhiệm và ảnh hưởng cho thượng thư của mình, làm cho ông này trở thành kẻ thừa hành trung tín theo ý muốn, bằng cách làm cho ông ta quan tâm tới việc đưa lên ngôi một ông hoàng nay đã là anh em rể với con ông” (27).
Phải chăng đây cũng là một lí do sâu xa mà Nguyễn Văn Tường không đồng tình lập Dục Đức lên ngôi.
Trong khi đó, dựa vào di chiếu “Nước cần có vua nhiều tuổi”, Tôn Thất Thuyết đề nghị đình thần lập Lãng quốc công, tức Hồng Dật, em của vua Tự Đức lên ngôi. Tôn Thất Thuyết cho rằng: “Hoàng đệ Lãng quốc công có tư chất thông minh, vốn quen biết sẵn” (28). Trước sự việc lớn lao và bất ngờ, Lãng quốc công lo sợ: “Đứng dậy khóc, nói rằng: Tôi là con út của tiên đế, tư chất tầm thường, thực vạn vạn phần không dám nhận” (29). Nhưng được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường thuyết phục, cuối cùng việc đăng quang vẫn được tổ chức, lập nên triều Hiệp Hoà (20-7-1883). Lo sợ trước uy lực của hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, Hiệp Hoà quay ra dựa vào thế lực của Pháp nhằm củng cố thế lực phe chủ hoà, thân Pháp để ám hại Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Việc bị bại lộ, ngày 26 tháng mười năm Quý mùi (28-11-1883), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết họp đình thần truất phế Hiệp Hoà và sau đó bắt uống thuốc độc mà chết.
--- Việc Ưng Đăng (vua Kiến Phúc):
Sau khi phế bỏ Hiệp Hoà, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cho người đến nhà Dưỡng Thiện ở Khiêm lăng để rước Ưng Đăng về làm vua. Ưng Đăng nói: “Ta còn bé sợ không kham nổi” (30). Nhưng được Nguyễn Văn Tường vả Tôn Thất Thuyết giải thích. Ưng Đăng lên ngôi lấy niên hiệu là Kiến Phúc (2-12-1883). Dưới thời Kiến Phúc nhóm chủ chiến đã nắm được ưu thế ở trong triều, chuẩn bị tích cực cho công cuộc chống Pháp. Song đến ngày Kiến Phúc bị chết, dư luận cho rằng, chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tìm cách giết đi để không ai thực hiện hiệp ước đã kí với Pháp, hoặc vì Kiến Phúc thoả hiệp với Pháp nên nhóm chủ chiến loại trừ, ác ý hơn khi có người cho rằng, chính Nguyễn Văn Tường đã giết vua Kiến Phúc vì bà Học Phi, mẹ của Kiến Phúc, có tư tình với Nguyễn Văn Tường, bị vua quở trách. Lo sợ, Nguyễn Văn Tường tìm cách bỏ thuốc độc giết chết Kiến Phúc.
Dư luận trên hoàn toàn có ác ý với Nguyễn Văn Tường. Vì Kiến Phúc là mục tiêu mà Nguyễn Văn Tường tôn lập làm vua trong quan hệ gia đình mà vua Tự Đức đã tín nhiệm và cũng để thực hiện mục tiêu thành công của phái chủ chiến.
Sự thật thì vua Kiến Phúc chết là vì bệnh. Nhà vua được điều trị trong một thời gian dài. “Đại Nam thực lục” ghi rằng: “Vua không được khoẻ. Bốn tháng trước, ngọc thể vi hoà, đình thần đã xin vua tĩnh dưỡng và chia nhau đi cầu đảo các linh từ. Sau đó đã khoẻ, nhưng chưa được bình phục như cũ. Đến ngày mồng 7 tháng này, ngày kỉ mão, mới ngự điện Văn Minh, chịu lễ chầu mừng, ban thưởng lụa hoa cho các bầy tôi có sai bậc, rồi sau lại không được khỏe. Thái y tiến thuốc, không thấy công hiệu. Ngày mồng 10, nhâm ngọ, bệnh kịch; giờ ngọ hôm ấy vua mất ở chính điện Kiền Thành” (31).
Cái chết của Kiến Phúc cũng được ghi lại trong “Hạnh Thục ca” từ câu 399-404:
“Nào ngờ nhiều nỗi chẳng may
Trị vì sáu tháng bệnh rày lại mang
Hết lòng khấn vái thuốc thang
Gẫm âu số mệnh đành khôn cải trời
Nương mây chút sớm tếch vời
Năm Thân tháng sáu rụng rời cành xuân".
Vua Kiến Phúc lên ngôi lúc 14 tuổi, sau 6 tháng trị vì thì chết. Phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, thượng thư Bộ Hộ Phạm Thận Duật và đình thần tôn Ưng Lịch là em vua Kiến Phúc lên ngôi lúc 12 tuổi, lấy niên hiệu Hàm Nghi, tiếp tục tạo lợi thế cho nhóm chủ chiến trong triều đình Huế.
Từ ngày vua Tự Đức chết, 19-7-1883 đến lúc Kiến Phúc lên ngôi, 2-12-1883, chỉ hơn 4 tháng mà ở triều đình Huế đã có 3 vua bị phế, lập: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, nên dân gian có câu:
Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường
Nghĩa là:
Một sông hai nước lời khôn nói
Bốn tháng ba vua điềm chẳng lành
Cũng có nghĩa: Một sông (sông Hương), hai nước (Việt – Pháp) là do Tôn Thất Thuyết mà ra. Bốn tháng ba vua là tại Nguyễn Văn Tường. [Cần hiểu với nghĩa tổng hợp cả hai câu, không nên tách từng câu một – ct.].
Hai câu này nhằm phê phán hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết trong việc phế lập các vua trong triều đình Huế [TXA. nhấn mạnh]. Nhưng thực chất việc phế lập của các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là nhằm loại bỏ phe cánh chủ hoà, thân Pháp ở trong triều mà những ông vua này không đại diện cho tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, trái lại họ đã có những hành động câu kết, thoả hiệp với giặc. Việc phế, lập này là chính đáng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và dân tộc, cần được tôn vinh.
4.
Nguyễn Văn Tường với những hoạt động tích cực cho công cuộc chống Pháp (1883-1885).
Việc phế lập các vua thân Pháp là mặt tích cực của phái chủ chiến ở trong triều mà đứng đầu là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Ngay lúc Tự Đức còn sống, Nguyễn Văn Tường đã tham mưu cho nhà vua để tìm cách vô hiệu hoá hiệp ước năm 1874. Rồi thành Tân Sở được xây dựng ở vùng núi Cam Lộ, Quảng Trị được Nguyễn Văn Tường trực tiếp chi huy triển khai từ năm 1883 cùng các sơn phòng khác được xây dựng ở vùng núi các tỉnh miền Trung để chuẩn bị cuộc kháng Pháp lâu dài là một nhạy cảm chính trị của Nguyễn Văn Tường, thể hiện tinh thần chống Pháp tích cực của ông. Hiệp Hoà không dám ra quân, mong chờ giặc Pháp nương tay để vua không bị giết, cung điện không bị tàn phá thông qua một hiệp ước. Các hiệp ước 1883, 1884 như một sự sỉ nhục nên Nguyễn Văn Tường không kí tên để có lí do về sau không thực hiện điều khoản các hiệp ước đó. Người Pháp nhận ra điều nay, đã viết: “Ông Nguyễn Văn Tường cử hai đại diện để ông khỏi phải tự tay kí tên. Đến thương thuyết ở nhà phái bộ, cái từ “Bảo hộ: đã được bàn cãi rất kĩ lưỡng, rồi đến điều khoản V cho phép khâm sứ và tuỳ tùng được ngụ ở Mang Ca, trong Thành Nội cũng được bàn cãi rất lâu” (32).
Giáo sư Đinh Xuân Lâm cũng cho biết: “Một vấn đề nữa rất gay cấn lúc đó: Việc ghi hai chữ “bảo hộ” vào điều ước. Về phía triều đình, ý kiến là không muốn dùng từ “bảo hộ” mà dùng từ “bảo trợ”. Đại diện Pháp tại Huế là Rheinart biết rõ qua báo cáo mật của các giáo sĩ Pháp rằng phụ chánh đại thần Nguyễn Văn Tường kiêm thượng thư Bộ Lại, người trực tiếp theo dõi và chỉ đạo thương lượng với Pháp, cương quyết không chịu để trong điều ước hai chữ “bảo hộ”. Theo ông thà nhường hẳn tỉnh Bình Thuận cho Pháp chứ không công nhận hai chữ “bảo hộ” vào trong nội dung điều ước. Patenôtre phải điện về Paris xin ý kiến. Chính phủ Pháp vẫn giữ hai chữ “bảo hộ” nhưng phảo tu chỉnh lời văn trong điều ước cho mềm dẻo, lịch sự hơn, bỏ bớt những từ và ý xúc phạm triều đình Huế” (33).
Sau khi hiệp ước đã kí, Nguyễn Văn Tường cũng tìm cách trì hoãn, từ chối việc Pháp thực hiện điều ước đ1ng quân ở Mang Cá.
Cái chết của vua Hiệp Hoà làm thất vọng đối với Pháp, một ấm ức mà phía Pháp phải tự kiềm chế, rồi việc tôn Kiến Phúc lên ngôi không cần có ý kiến của Pháp dù khâm sứ De Champeaux phản đối quyết liệt. Nay là lễ đăng quang vau Hàm Nghi, phái chủ chiến cũng không thông qua nhà nước bảo hộ là một sự phủ nhận những điều khoản đã kí, là một thách thức đối với chính phủ Pháp. Do đó, trung tướng Pháp là Millot quyết định đưa gấp một trung đoàn ra Huế để đánh chiếm kinh thành và tấn phong vua mới. Đại tá Guerrier, người chỉ huy đạo quân này, đưa tin hăm doạ Nguyễn Văn Tường, hẹn trong vòng 12 tiếng đồng hồ sẽ pháo kích vào kinh thành (34). Sau những trao đổi căng thẳng giữa Nguyễn Văn Tường và đại tá Guerrier, khâm sứ Rheinart, cuối cùng lễ tấn phong vua Hàm Nghi vẫn được thực hiện như ý muốn của triều đình Huế (35).
Thế là triều đình Huế vẫn của triều đình Huế và vua Hàm Nghi vẫn lên ngôi theo đúng nghi lễ của triều đình Việt nam là nhờ có sự sắp xếp khéo léo và đấu tranh kiên quyết của Nguyễn Văn Tường.
Tiếp đó Pháp đòi đ1ong quân ở đồn Mang cá, yết hầu của kinh thành Huế. Nguyễn Văn Tường lại quyết liệt phản đối. Một tác giả Pháp đã viết: “Ông phụ chính Tường, đúng như chúng ta dự đoán, phản đối kịch liệt hơn bằng cách cho rằng hiệp ước chưa được phê chuẩn và điều V được nói trong hiệp ước là do bị ép, và sự chiếm đóng này sẽ gây trở ngại cho việc phòng thù kinh đô Huế, công việc mà ông phụ chính muốn giấu các nhà chức trách Pháp” (36).
Về việc xử lí chiếc ấn bằng bạc mạ vàng “Việt Nam quốc vương chi ấn” do Trung Hoa cấp cũng hết sức gay cấn. Patenôtre muốn đưa về Paris, Nguyễn Văn Tường lại kiên quyết không chấp nhận. Cuối cùng chiếc ấn bị nung chảy dưới sự chứng kiến của Nguyễn Văn Tường và Patenôtre.
Về vụ án ông hoàng Gia Hưng, một tay sai đắc lực của Pháp mà khâm sứ Rheinart có ý định đưa lên làm vua. Gia Hưng bị bắt, phía Pháp phản đối kịch liệt nhưng Nguyễn Văn Tường tuyên bố: “Ông hoàng phải được toà án Việt Nam xét xử về hành vi đời tư”. Sau vụ xử Gia Hưng, phe chủ hoà và tay chân thân Pháp trong triều đình Huế bị phe chủ chiến loại bỏ. Tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Hưu Độ, tay sai đắc lực của Pháp, được lệnh phải tự sát (37).
Đấu tranh ngoại giao để hạn chế sự can thiệp của Pháp đối với chủ quyền đất nước, loại trừ phe chủ hoà làm tay sai cho Pháp, tăng cường thế lực của phe chủ chiến ở trong triều cùng binh lực là kế sách đánh Pháp lâu dài, Nguyễn Văn Tường đã có những chỉ thị cho quan chức các tỉnh Bắc Kỳ không được tiếp tay cho quân Pháp, không được tuyển lính và phu phen cho đạo quân mà họ cần đến (38).
Một không khí chống Pháp khi âm ỉ, khi sôi sục diễn ra từ trong triều đến các tỉnh ngay sau khi vua Hàm Nghi lên ngôi tạo thành một xu thế tích cực chi phối các hoạt động triều chính làm cho các giới chức Pháp vô cùng lo ngại. Triều đình Huế gửi mua 6.000 thước xích sắt cỡ lớn từ Hồng Kông để giăng ngang ở các cửa sông nhằm chặn tàu Pháp đổ bộ bị Pháp phát hiện trên một chiếc tàu treo cờ Đức làm cho Pháp càng thêm lo lắng (39).
Tờ báo Le Temps (Thời đại) ra ngày 26-3-1885 đã đăng một phóng sự tại Hải Phòng với một tin làm cho các giới chức Pháp quan ngại: “Nhiều dư luận bí mật từ Huế làm ta có thể tiên đoán một cuộc nổi dậy của người An Nam trong tháng 4. Về mặt này tôi thấy lo lắng, vì đây là lần thứ năm hoặc thứ sáu, người ta phải tàn sát hết thảy chúng tôi rồi, kể từ khi tôi đặt chân đến Bắc Kỳ. Đúng là chúng tôi vẫn tiếp tục làm trò cười cho dân tộc này” (40).
Không chỉ phát động chống Pháp ở triều đình Huế và trên đất nước Việt Nam mà hai vị phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết còn liên kết với Cao Miên (Campuchia) để phát động cuộc chiến tranh chống Pháp rộng rãi có quy mô lớn hơn để giành lại chủ quyền, độc lập cho dân tộc. Sự việc này cũng được thể hiện trong báo cáo của Thomson, thống đốc ở Sài Gòn: “Một cuộc điều tra cho sự chỉ đạo của ông Thomson ở Sài Gòn chứng minh rằng những rối loạn ở Cao Miên là do hai ông phụ chính xúi giục bọn ấy gây rối” (41).
Những hoạt động chống Pháp ở trong và ngoài nước nói trên, người Pháp chỉ quy cho vị phụ chính thứ nhất là ông Nguyễn Văn Tường, [chính ông – ct.] mới có óc tổ chức, sự khôn khéo và có nhiều cơ mưu. Họ thấy hối hận khi đã nhận ra một thực tế không thể cưỡng lại được; họ cảm thấy: “nhu nhược và khôi hài trước một vị phụ chính tham lam và xảo quyệt mà ngay buổi đầu chỉ cần một tên cai và bốn lính cũng loại bỏ được cho chúng ta. Một cuộc đảo chính như thế chỉ cách đây một năm khả dĩ có thể thực hiện được, rồi đây sẽ khó khăn” (42).
Với những thông tin nói trên, rõ ràng hoạt động của phe chủ chiến không bị bó hẹp trong triều đình Huế, chỉ là cuộc đấu tranh nội bộ, tranh chấp trong hậu trường như nhiều người từng hiểu mà là một cuộc vận động đấu tranh chống Pháp rộng lớn khắp đất nước và cả nước ngoài mà linh hồn của các hoạt động này đứng đầu là đệ nhất phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường - người mà Pháp lo ngại nhất, một trở lực nguy hiểm đối với chính sách “bảo hộ” của Pháp.
5.
Nguyễn Văn Tường ở lại Huế sau sự kiện ngày 05-7-1885 là một sự đầu thú hay một sứ mạng khó khăn, phức tạp và nguy hiểm của triều đình Huế giao phó.
Ngày 2-7-1885, tướng De Courcy mang theo 3 tiểu đoàn lính Phi, 150 bộ binh, 2 tàu chiến. Vừa đặt chân đến Huế, De Courcy triệu tập ngay cuộc họp với các đại thần đầu triều để trao hiệp ước 1884 vừa được quốc hội Pháp thông qua, định ngày làm lễ ra mắt vua Hàm Nghi để trao quốc thư của chính phủ Pháp [và – ct.] nhân cuộc họp này để bắt Tôn Thất Thuyết.
Biết trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến Toà Khâm sứ để dự họp. Vì thế, việc thương thuyết với De Courcy, Nguyễn Văn Tường phải đứng ra đảm nhận.
Cuộc thương thuyết diễn ra hết sức căng thẳng, nhất là vấn đề nghi lễ tiếp kiến với vua Hàm Nghi của De Courcy. Cả hai bên đều không nhân nhượng. De Courcy hậm hực đơn phương cắt đứt cuộc thương nghị và đòi chờ khi nào Tôn Thất Thuyết lành bệnh mới tiếp tục hội kiến.
Qua tiếp xúc, Nguyễn Văn Tường biết rõ âm mưu của De Courcy là bắt triều đình Huế phải cung đốn tiền bạc, châu báu cho chúng. Nếu không được thoả mãn, chúng sẽ dùng võ lực để đánh chiếm mà trước hết là ngày 24 tháng năm (6-7-1885) sẽ bắt Tôn Thất Thuyết.
Nguyễn Văn Tường đến gặp Tôn Thất Thuyết và báo cho hay:
Ba ngày thì phải đem qua
Không thì hai bốn đáo gia bắt ngài
(Vè Thất thủ kinh đô)
Để bày tỏ thiện chí, Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công quân Pháp mà không báo cho Nguyễn Văn Tường và đình thần biết, bản thân vua Hàm Nghi và tam cung (43) cũng ngỡ ngàng trước quyết định của Tôn Thất Thuyết. Do đó Nguyễn Văn Tường tiếp tục đấu tranh bằng con đường thương nghị để trì hoãn và hạn chế đụng đầu tại Huế.
Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã bàn mưu về cuộc tấn công quân Pháp trước ngày 24 tháng năm âm lịch những để phân công Nguyễn Văn Tường ở lại thương thuyết và đảm trách công việc của triều chính tại Huế một cáh có hiệu quả, có sự trọn vẹn trong việc phân công “kẻ ở” và “người đi” sau khi kinh thành Huế thất thủ, Nguyễn Văn Tường giả vờ như không biết kế hoạch tấn công quân Pháp của Tôn Thất Thuyết. Điều này cần có thêm tư liệu chứng minh để làm sáng tỏ hơn, vì sách “Đại Nam thực lục” có ghi: “Thuyết phân bổ xong, bèn ở lúc đầu canh tư (tức ngày 23) bắt đầu nổ súng ở đài Trấn Bình, tiếng kêu vang động. (Khi ấy Văn Tường ở Bộ Lại đương ngủ. Binh Bộ thự tham tri là bọn Hoàng Hữu Thường nghe tiếng súng nổ, tức thì đến gõ cửa báo Văn Tường biết. Tường dậy, sợ nói: “Nguy rồi!”, bèn vội vàng gửi tâu xin mở cửa Hiển Nhân và cửa Đại Cung, chạy vào Tả vu, nhưng không biết làm thế nào)” (44).
Nhưng nếu Tôn Thất Thuyết bàn với Nguyễn Văn Tường về cuộc tấn công này [thì – ct.] vẫn không lay chuyển được quyết tâm đánh Pháp của Tôn Thất Thuyết, mặc dù Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đều biết hậu quả sẽ bị thất bại và tang thương như thực tế đã xảy ra.
Trước sự bức hiếp của Pháp, Tôn Thất Thuyết bị bắt không tránh khỏi thân phận làm tù binh hoặc sẽ bị giết. Cầm binh quyền trong tay, không lẽ phải bó tay. Một trận quyết tử là thượng sách của bậc anh hùng - Tôn Thất Thuyết đã lựa chọn một cách xứng đáng.
Có ý kiến cho rằng, để khỏi lún sâu vào cuộc chiến tranh đang chuẩn bị dâng lên khắp cả nước, De Courcy đã cố tình khiêu khích Tôn Thất Thuyết - người nắm binh quyền của phe chủ chiến để ép Tôn Thất Thuyết vào thế “hành động non” để cuộc khởi nghĩa này nhanh chóng bị thất bại. Ý kiến này không đúng với mục tiêu từ đầu đến Huế của De Courcy là ổn định Bắc Kỳ và ngăn chận triều đình Huế đừng kích động và nuôi dưỡng các vụ bạo lực khác. Pháp cũng cần tồn tại một ông vua ở Huế để chúng thi hành chính sách “bảo hộ” qua hiệp ước 1884, rồi lấn lướt và khuất phục. Hậu quả của cuộc tấn công đêm 4-7-1885 quả là một bất ngờ lớn đối với Pháp.
Việc Nguyễn Văn Tường ở lại Huế sáng ngày 5-7-1885 bị một số sử sách và dư luận cho là một sự quy hàng, là đầu thú, phản bội của Nguyễn Văn Tường. Đó là suy luận theo logic thông thường của tình huống sự kiện thất thủ kinh đô khi Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi “bôn tẩu” thì Nguyễn Văn Tường lại “đào tẩu” ra hợp tác với Pháp. Sử sách đã quy kết cho việc “ở lại” của Nguyễn Văn Tường đầu tiên là do bản cáo trạng buộc tội Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết của Đồng Khánh trong bài dụ năm 1886. Một sự luận tội nghịch đảo theo quan điểm thống trị của thực dân Pháp như sau: “Tóm lại, là do tự Nguyễn Văn Tường, và Lê Thuyết [Tôn Thất Thuyết bị đổi theo họ mẹ] lộng quyền giết vua này, lập vua khác. Hàm Nghi là công tử bên ngoài, chưa từng được giáo dục trong cung. Hai quyền thần ấy lần này đón lập, nhiều việc man muội, trước thì lợi về dễ khống chế, sau chỉ mưu cho bản thân;bỗng dưng gây hấn, nghiêng đổ tôn xã, bắt hiếp vua chạy đi; Nguyễn Văn Tường liền quỷ quyệt đem thân quay về thú tội với quan đô thống Đại Pháp, rồi đã bị tội lưu, Lê Thuyết thì sống một cách tạm bợ trong rừng. May mà nước Đại Pháp có lòng nhân thứ, giúp ta chấn hưng được nước đã mất, nối lại được thế đã đứt, nước nhà đó mới còn” (45).
Với bài dụ công bố rộng rãi này, cùng các dư luận có ác ý với Nguyễn Văn Tường nên các sử sách về sau phần lớn cho rằng Nguyễn Văn Tường đã ra đầu thú với Pháp. Nhưng sự thật không phải như những lời buộc tội nói trên. Chúng ta căn cứ vào sử liệu đương thời để làm sáng tỏ điều này.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, đệ ngũ kỉ, tập 36, bộ sách được biên soạn dưới triều Thành Thái (1900), 15 năm sau khi xảy ra sự kiện đánh Pháp ở kinh đô Huế. Dù có nhiều hạn chế với quan điểm bảo hoàng và lệ thuộc thực dân, nhưng các sử gia triều Nguyễn đã nói rõ về việc ở lại của Nguyễn Văn Tường là do ý chỉ của bà Từ Dũ - người quyết định cao nhất của hoạt động cung đình dưới triều Hàm Nghi - như sau: “Văn Tường tâu xin vua và xa giá 3 cung đi ra Khiêm cung tạm thời lánh loạn; (khi ấy Văn Tường đã vào bên tả vu, một lát xin mở cửa Hoà Bình đến chỗ Thuyết điều khiển, nhìn trông biết là thất bại rồi, lại vào Tả vu tâu xin vua xuất hành; trong khi vội vã, chỉ soạn được cái ấn ở ngự tiền, văn lý mật sát và ấn kiềm, 2 quả, với hạng để vàng bạc, đồ đệ đem theo); dùng hữu quân đô thống là Hồ Văn Hiển phù xe; giờ thìn hôm ấy bắt đầu từ cửa tây nam ra. Văn Tường vâng ý chỉ của Từ Dụ thái hoàng thái hậu và lưu lại giảng hòa, tức thì đi tắt vào nhà thờ đạo Kim Long. Thuyết ra sau gặp giá, bèn một mình hộ chuyển đến Trường Thi (ở xã La Chử), nhân kèm đi ra ngoài bắc” (47).
Như vậy, Nguyễn Văn Tường ở lại là theo chỉ thị của bà Từ Dũ để làm nhiệm vụ giảng hoà, đó cũng là thế mạnh về ngoại giao của Nguyễn Văn Tường mà trong tình thế bức bách đó rất cần một người ở lại thương thuyết với Pháp để ổn định tình thế, hạn chế đổ máu, tang thương, bảo vệ cung điện, lăng miếu, xã tắc. Vai trò đó không ai có thể thay được Nguyễn Văn Tường - một con người qua thực tiễn đấu tranh đã tạo được nhiều thắng lợi trong mặt trận ngoại giao đối với Pháp.
Trong bản tấu của Nguyễn Văn Tường gửi tam cung (lúc đó ở Quảng Trị) cũng nói rõ lí do và sứ mạng ở lại Huế của ông: “Huống chi kinh thành, miếu điện, lịch đại sơn lăng, một buổi bỏ đi như không, lòng thần tử chịu sao được sự chua xót ấy, nên thần phải tuân theo sắc văn, đem thân lăn lộn ở đây, cùng với quan Pháp đi lại, vì bản tâm của thần, nguyền cùng với xã tắc mất còn, không dám lìa bỏ vậy” (48).
Tiếp đó, ngày 13-7-1885, cùng lúc ban dụ Cần vương, vua Hàm Nghi đã có dụ cho Nguyễn Văn Tường, nói rõ sứ mạng khó khăn, phức tạp và đề cao phẩm chất của Nguyễn Văn Tường, bài dụ có đoạn: “Nay đại thần Tôn Thất Thuyết cùng ta cùng quanh quẩn, còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm, kẻ ở người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản. Trời đất thực cũng chứng giám. Ngươi nên khéo thể tấm thịnh tình của tiên hoàng đối với nước láng giềng rất có thuỷ chung và cùng y giảng rõ về lý thế, cân nhắc về lợi hại, hết lòng thoả hiệp [:hiệp bàn thỏa mãn đôi bên, không phải “thỏa hiệp vô nguyên tắc” – TXA. ct.], phàm những khoản gì bách thiết, chung nhau bàn đổi, cốt khiến cho 2 nước như anh em, vinh nhục cùng quan hệ, vui lo cùng chung nhau mười phần chân thành, không còn dùng đến uy thuật. Lúc này ta mệnh cho hồi loan, trên để phụng dưỡng ba cung, dưới để yên lòng thần dân, khanh cùng với Tôn Thất Thuyết trung trinh chói lọi, muôn thuở cùng sáng, những phường nịnh tử gian phu, đều phải lặn hình giấu bóng. Nam triều ta há chẳng hân hạnh ư, nước Đại Pháp chắc cũng vui vẻ mà cùng giữ lấy cường thịnh vậy. Nếu không như thế thì các miếu xã lăng tẩm và các vương công không kịp đi theo ấy thì hết thảy uỷ cho khanh” (49).
Cuối bài dụ, vua Hàm Nghi có ghi bút: “Khanh nên nghĩ cho kỹ nhé, có muốn nên tâu đối, thì gởi theo đường trạm chờ xét cũng chẳng hại gì” (50).
Khi nhận được bài dụ này, chắc Nguyễn Văn Tường đã có bản tấu gửi đi theo đường trạm nên ngày 18-7-1885, vua Hàm Nghi lại có bài dụ cho hoàng tộc, có đoạn: “Nay đã có phụ chính huân thần là Nguyễn khanh (51) ở lại giảng nói, che chở nhiều việc, hơi được yên ổn; huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế, thực là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được. Trẫm cũng dụ cho đại thần ấy hết lòng bàn tính công việc, tâu chờ quyết định. Vương công đều là cốt nhục chí thân, đều nên thương ta khổ tâm, thể tất ta vô cùng. Phàm việc gì cùng với Nguyễn khanh châm chước thoả đáng, cốt không trái với cương thường của trời đất. Nên được nền bình trị lâu dài của quốc gia, ngõ hầu để được tiếng thơm muôn đời, thế là lành lắm, tốt lắm. Trời đất dài lâu, gặp nhau có hẹn. Nước nhà suy thịnh, gặp hội đổi thay, càng nên trân trọng di dưỡng, để yên tấm lòng xa của người tuổi trẻ. Còn ra sẽ uỷ cho Nguyễn khanh sẽ vì ý thân điều đình cho thoả đáng, vụ được như thường. Phàm người họ ta, cần tin lời ta nhé…” (52).
Sau khi trở lại Huế, bà Từ Dũ cũng có bài dụ, có đoạn nhắc đến Nguyễn Văn Tường: “Trong khi vội vã, phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường, tức thì đem lão cung và xe vua ra thành tạm lánh. Ta nhân dặn thầm đại thần ấy rằng: ‘Lui cùng với quan Pháp ở trong bàn tính; may được nghe lời và sớm tan quân’” (54).
Rõ ràng việc Nguyễn Văn Tường ở lại Huế là một sứ mạng nguy hiểm, phức tạp được vua Hàm Nghi và thái hoàng thái hậu Từ Dũ là hai người chịu trách nhiệm tối cao của triều đình Huế hồi bấy giờ giao phó. Đó cũng là một sách lược chính trị tích cực “Chia tách triều đình” trong một tình thế nguy nan chưa từng có, với một hi vọng bảo tồn được kinh đô, tôn miếu, xã tắc và khôi phục chủ quyền của đất nước.
Nguyễn Nhược thị Bích, tác giả tập “Hạnh Thục ca”, đương thời là bí thư cho bà Từ Dũ cũng viết từ câu 631 – 635:
“Thấy người trước đón lên đường
Gửi rằng: “Có Nguyễn Văn Tường chực đây”
Phán rằng: “Sự đã dường này
Ngươi tua ở lại, ngõ rày xử phân”
Vâng lời Tường mới lui chân”
Tác giả khuyết danh trong “Dậu tuất niên gian phong hoả kí sự” lại cho rằng, việc đánh Pháp đêm 4-7-1885 là có sự bàn bạc giữa Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, và có sự phân công giữa hai người; nếu như việc đánh Pháp không thành,
Nguyễn Văn Tường sẽ giả vờ đầu thú ở lại Huế làm kế hoãn binh để nuôi chí phòng xa; điều đó đã được thể hiện trong những câu thơ từ 53 đến 59 như sau:
“Thuyết – Tường sanh sự sự sanh
Đem Hàm Nghi trốn bôn hành Khiêm Lăng
Cùng nhau bàn luận rứa răng
Thuyết đi hộ giá, Tường băng về đầu
Khéo làm chước nhiệm mưu sâu
Pháp quan mắc mớp tưởng đâu thiệt tình
Vốn là cái cớ hưỡn binh”
“Đại loạn năm Ất dậu” của một tác giả khuyết danh cũng đánh giá cao kế sách “đào ngũ” của Nguyễn Văn Tường để đánh lừa De Courcy:
“Ai ngờ kia làm việc bậy quá to
Bỗng chốc dĩ đào vi thượng sách
Toàn nghe nói tưởng Tường kim thạch
Mà nổi cơn giận Thuyết lôi đình”
Về kế hoãn binh này, Nguyễn Văn Tường ở lại như là một mục tiêu chấp nhận sự hi sinh để cản ngăn cuộc truy đuổi vua Hàm Nghi cũng được Nguyễn Văn Tường trình bày trong bức thư gửi ông nguyên soái Pháp ở Tahiti:
“Bất ngờ 2 giờ đêm hôm ấy, trong thành nghe tiếng súng. Thiểm [chức – ct.] liền phái người đến Bộ Binh, thì Tôn Thất Thuyết cùng gia quyến đã đi đâu từ bao giờ. Tức thì thiểm cùng đình thần vào nội tâu. Hoàng đế sắc: Không biết vì sao mà có tiếng súng và cũng không thấy ai tâu báo để cho ngài biết. Lúc hai bên giao chiến, điện đài sụp đổ, thế rất kinh nguy, thiểm cùng đình thần cùng hoàng thượng, Từ Dũ thái hậu, hoàng thái hậu và hoàng thái phi xin ra ngoài thành ấy cho quan hầu hộ giá lên chùa Thiên Mụ tạm trú. Còn thiểm lập tức lên giám mục Lộc (Caspar) tại nhà thờ xã Kim Long, nhờ giám mục viết thư nói với Toà [Khâm – ct.] rằng, việc ấy do Tôn Thất Thuyết làm quấy chớ thiểm và đình thần bổn quốc không có gì khác. Xin quan toàn quyền và quan khâm sứ châm chước thế nào để bảo tồn sự hoà hảo trước. Khi 7 giờ sáng, mượn người đem thơ đến Sứ quán, Thiểm ở lại nhà thờ để đợi. Vì đó là hai bên đang bắn nhau nên đến 12 giờ trưa thơ ấy mới đến Sứ quán. Đến 3 giờ chiều mới được phúc thơ của quan Khâm sứ nói rằng nên rước hoàng đế về sẽ được hoà hảo như cũ, không có ngại gì…” (56) [[a]].
Gia phả họ Nguyễn Văn Tường cũng cho biết: “Lúc nửa đêm 22-5, ông Tôn Thất Thuyết không thương nghị với ông trước đêm quân lính tấn công quân Pháp. Mờ sáng quân Pháp phản công, quân ta thất trận, ông liền vào thành nội tâu với vua Hàm Nghi cùng tam cung lánh ra bên ngoài thành, lên Kim Long. Bà Từ Dũ ra lệnh cho ông phải trở về kinh điều đình với người Pháp để cho nhân dân và xã tắc được yên ổn (Việc này trong bài “Hạnh Thục ca” của Nguyễn Nhược thị có ghi rõ).
Vâng lệnh ông trở lui và đến nhờ ông cố đạo Lộc can thiệp với nguyên soái Pháp thì được nguyên soái Pháp phúc đáp: Nếu rước vua Hàm Nghi về triều thì hai nước sẽ được hoà hảo như cũ. Ông đích thấn đến Toà Khâm thương nghị rồi lên chùa Thiên Mụ thì vua cà tam cung cũng đã được ông Tôn Thất Thuyết phò ra Quảng Trị rồi” [[b]]
Với những tư liệu minh chứng này, Nguyễn Văn Tường không những được minh oan về tội “đầu thú, quy hàng” mà vẫn được xem như một trong những nhân vật hoạt động yêu nước tích cực nhất cho đến thời điểm xảy ra cuộc tập kích quân Pháp đêm 4-7-1885 ở kinh thành Huế.
6.
Bi kịch yêu nước của Nguyễn Văn Tường (từ ngày 5-7-1885 – 1886) [[c]].
Cuộc đụng đầu lịch sử Việt – Pháp đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7-1885 ở kinh đô Huế đã đưa triều đình Huế và đất nước vào một vòng xoáy hiểm nguy dẫn đến sự phân hoá rã rời trong nội bộ giai cấp thống trị. Hai người cầm đầu phái chủ chiến,
Tôn Thất Thuyết bỏ kinh thành đưa vua Hàm Nghi ra vùng kháng chiến để có danh nghĩa “phát động Cần vương”, Nguyễn Văn Tường ở lại Huế để tiếp tục đấu tranh ngoại giao nhằm hạn chế những tổn thất sau cuộc chiến nổ ra mà kẻ địch đã hoàn toàn thắng thế. Một vua Hàm Nghi, linh hồn của cuộc đấu tranh chống Pháp đã bỏ kinh thành theo kháng chiến và một vua Đồng Khánh là anh ruột của Hàm Nghi được đưa lên ngôi để tiếp tay cho Pháp, chống lại Hàm Nghi và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Thực dân Pháp đã nắm toàn bộ quyền điều hành triều đình Đồng Khánh.
Nguyễn Văn Tường đã ở vào thế hiểm nghèo nhất của giai đoạn lịch sử ngắn ngủi đó.
Theo bài dụ cho Nguyễn Văn Tường ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi nói rõ:
-- Ngươi là phụ chính đại thần ở lại mà thương đàm
-- Lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản
-- Tôn miếu, xã tắc, lăng tẩm và các vương cọng không kịp đi, hết thảy đều giao cho Nguyễn Văn Tường.
Vua Hàm Nghi dụ cho hoàng tộc ngày 18-7-1885 cũng nhắc những nhiệm vụ trên cho Nguyễn Văn Tường.
Như vậy, ít ra là sau gần nửa tháng khi nổ ra cuộc tấn công quân Pháp ở kinh đô Huế, Nguyễn Văn Tường vẫn giữ chức phụ chính triều đình Hàm Nghi lo việc ngoại giao với Pháp và quản lí kinh đô Huế. Với nhiệm vụ trên, Nguyễn Văn Tường đã làm được gì cho nhà Nguyễn và đất nước:
-a- Sự ở lại Huế của Nguyễn Văn Tường sáng ngày 5-7-1885 trở thành mục tiêu thu hút sự chú ý của Pháp và đổi từ biện pháp đấu tranh vũ trang qua sách lược thương thuyết để có thời gian “trì hoãn” cho vua Hàm Nghi lên đường lánh nạn an toàn.
-b- Cuộc chiến tạm dừng và hạn chế được sự tổn thất ở kinh đô Huế.
-c- Ổn định tình thế, giữ được an toàn cung diện, lăng miếu, xã tắc, hoàng tộc.
-d- Theo một số tư liệu đương thời, Nguyễn Văn Tường vẫn liên lạc với Tôn Thất Thuyết, có sự phối hợp đấu tranh giữa đàm phán và vũ trang với Pháp.
Mặt khác, sự có mặt của Nguyễn Văn Tường ở Huế và vai trò của ông đã gây trở ngại cho công cuộc đấu tranh chống Pháp của dân tộc:
-a- Nguyễn Văn Tường là gương mặt tích cực hoạt động trong phái chủ chiến, nhưng do không được bàn bạc và phân công với Tôn Thất Thuyết trong đêm 4-7-1885 nên ông đã không theo Tôn Thất Thuyết để phò vua Hàm Nghi tiếp tục chống Pháp đã làm phân hoá lực lượng kháng Pháp ở trong triều đình Huế. Ở lại Huế, Nguyễn Văn Tường đã theo lệnh Pháp tìm cách đón bà Từ Dũ trở về Huế, lực lượng kháng chiến lại bị suy yếu hơn, bà Từ Dũ trở thành người tiếp tay cho Pháp để chúng thực hiện các mục tiêu cai trị ở kinh đô Huế (57).
-b- Nhiều tài liệu cho biết Nguyễn Văn Tường đã viết thư cho các địa phương đi tìm vua Hàm Nghi để rước về kinh theo yêu cầu của Pháp, mặt khác ông đã tổ chức lực lượng đuổi bắt vua Hàm Nghi và lên án Tôn Thất Thuyết (58).
Trong thời gian 2 tháng ở Huế, Nguyễn VănTường bị kiểm soát hết sức nghiêm ngặt bởi đại uý Schmitz, sau đó là phó công sứ Hamelin, có một toán lính Pháp canh giữ. Khâm sứ De Champeaux được chỉ định làm thượng thư Bộ Binh sung Cơ mật viện đại thần, Nguyễn Hữu Độ - tay sai đắc lực của Pháp được triệu về Huế sung vào Hội đồng Cơ mật. Trong hoàn cảnh bị kiểm soát và theo dõi như vậy, rõ ràng Nguyễn Văn Tường không dễ gì hoạt động cho phong trào Cần vương, cũng như thực hiện đầy đủ chi dụ của vua Hàm Nghi.
Người Pháp đã lợi dụng uy thế của Nguyễn Văn Tường để ổn định tình hình, kêu gọi vua Hàm Nghi trở về kinh đô, Nguyễn Văn Tường trở thành một thủ pháp đặc lợi cho Pháp trong giai đoạn đầu khi chúng chiếm được kinh đô mà không có vua, không có triều đình, không còn cơ sở để chúng thực hiện chính sách bảo hộ. Còn Nguyễn Văn Tường đã quá tin vào khả năng ngoại giao của mình và sự thiện chí của Pháp, mong xoay chuyển tình thế để có lợi cho triều đình và đất nước là ảo tưởng. Khi chủ quyền không còn, đấu tranh vũ trang yếu ớt thì khả năng đàm phán sẽ không có hiệu quả. Nguyễn Văn Tường dù tài giỏi đến đâu thì cũng chỉ là bi kịch đáng thương của thời cuộc để cho kẻ thù lợi dụng mà thôi. Nguyễn Văn Tường bị quản lí ở Toà Thương bạc nhưng thực chất là thân phận của một tù nhân với nhiều kẻ thù hàng ngày phải đối mặt: thực dân Pháp, hoàng thân theo Pháp, Nguyễn Hữu Độ và các đại thần tay sai vốn có hận thù với Nguyễn Văn Tường… thì sớm muộn Nguyễn Văn Tường cũng bị giết hoặc bị án lưu đày và số phận của ông, bi kịch nhà yêu nước Nguyễn Văn Tường không vượt qua được hoàn cảnh và nghịch lí cuộc đời.
Tác giả Phan Khoang có nêu một chi tiết: Ngày 6-7-1885, khi Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra đến Quảng Trị thì nghe tin Nguyễn Văn Tường ra đầu thú với Pháp. Trước mặt vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết sai một gia nhân về Huế để đốt nhà riêng Nguyễn Văn Tường, nhà ở trong kinh thành, gần cửa Đông Ba, bị đốt ngày 24-7-1885 (59).
Chi tiết trên chúng tôi chưa có đủ tư liệu để kiểm chứng, nhưng rõ ràng, hành động này của Tôn Thất Thuyết nếu có là không phản ánh đúng tinh thần bài dụ của vua Hàm Nghi gửi cho Nguyễn Văn Tường ngày 13-7 như đã nêu. Và quả là nhà Nguyễn Văn Tường bị đốt vào ngày 24-7-1885, khi đó Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi lên tận biên giới Việt – Lào? Nếu nhà Nguyễn Văn Tường bị đốt có thể là một đòn li gián của Pháp đối với Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vì lúc đó Pháp đã kiểm soát toàn bộ kinh thành Huế, cũng có thể là do những mâu thuẫn, hận thù vốn có trước đây đối với Nguyễn Văn Tường trong nội bộ của triều đình Huế nên đã gây ra.
Không thể đưa vua Hàm Nghi trở lại Huế, phong trào Cần vương lại nổ ra khắp nơi, gây cho Pháp nhiều khó khăn. Nguyễn Văn Tường quả là không đáp ứng được yêu cầu của Pháp, ngày 6-9-1885, đúng 2 tháng sau khi cam kết với tướng De Courcy, số phận Nguyễn Văn Tường đã bị quyết định bởi bản án bị lưu đày.
Sách “Đại nam thực lục” ghi lại như sau:
“Đô thống Đại Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy] bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công, là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thủy chạy đi Gia Định. Cứ theo lời cáo thị của khâm sứ Tham-bô [De Champeaux] nói: Văn Tường từng đã chống cự nước ấy [Pháp] thực đã nhiều năm. Từ khi cùng Tôn Thất Thuyết sung làm phụ chánh, chỉn lại đổng suất quan quân nổi dậy công kích quan binh nước ấy [Pháp]; và Văn Tường do đô thống ấy xin [chính phủ Pháp – TXA. ct.] cho hai tháng [nhằm để – TXA. ct.] lo liệu việc nước cùng Bắc Kỳ cùng được lặng yên vô sự; [kì thực – TXA. ct.] đến ngày 27 tháng ấy hết hạn, mà các tỉnh Tả kỳ về phía nam, có nhiều nơi nổi quân chém giết dân giáo. Đến đây đô thống ấy định án, ƯNG [:NÊN ; PHẢI – TXA. ct.] kết tội lưu” (60).
Tướng De Courcy - người quyết định số phận Nguyễn Văn Tường quả quyết cho rằng: “Ông Tường luôn luôn liên lạc với Tôn Thất Thuyết và nhúng tay vào mọi âm mưu lật đổ” (61).
Hoạt động của Nguyễn Văn Tường còn được Puginier viết: “Vua Hàm Nghi đi theo Thuyết còn phụ chính Tường ở lại, vẫn giữ nguyên chức tước, và sau một thời gian trá hàng, lại tiếp tục có những hành động đối kháng. Chính theo lệnh của y mà khoảng 30.000 giáo dân đã bị hại chỉ trong vòng 2 tháng và hơn 1.000 người khác cũng chịu chung số phận do các quan lại thi hành mệnh lệnh trên…” (61).
Như vậy, chúng ta hiểu được phần nào trong thời gian 2 tháng Nguyễn Văn Tường ở lại Huế và số phận của ông đã bị quyết định.
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Đính (74 tuổi – thân sinh của Tôn Thất Thuyết) và Phạm Thận Duật (thượng thư Bộ Hộ, Cơ mật viện đại thần, bị bắt ở Quảng Trị) đều bị kết án đày đi Côn Đảo. Khi lên tàu ra Côn Đảo, tướng De Courcy có kèm theo mật hàm gửi cho chúa đảo là Caffort với lời dặn: “Tầm quan trọng chính trị của những tù nhân này đòi hỏi phải được giám sát hết sức nghiêm ngặt với bất cứ giá nào” (63).
Khi bị đi đày, Nguyễn Văn Tường bị Pháp đổ thuốc độc vào miệng rụng hết cả răng (64).
Ở Côn Lôn 6 tháng, đến tháng 2-1885, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Đính, Phạm Thận Duật bị đưa lên tàu để chuyển đi đày tại đảo Tahiti (thuộc địa của Pháp ở Thái Bình dương) (65). Nguyễn Văn Tường sống 5 tháng ở Tahiti trong những nổi dằn vặt, đau đớn và cô đơn với một kì vọng không thành, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 30 tháng 7 năm 1886 do bệnh ung thư cổ họng (66).
Thi hài của Nguyễn Văn Tường được đặt trong một quan tài bằng kẽm để trong một hầm mộ. Ngày 9 tháng 12 năm 1886, Pháp cho chuyển thi hài ông đưa về nước. Tôn Thất Đính, người gần gũi bên ông trong năm tháng cuối đời, đã tổ chức khâm liệm lúc ông qua đời, được tháp tùng đưa thi hài Nguyễn Văn Tường về quê.
Có tài liệu cho rằng: Khi quan tài về đến Thuận An, vua Thành Thái nói với các quan rằng: “Nên đem gậy sắt đánh lên quan tài đứa phản phúc ấy” (67).
Sự việc này không đúng với sự thật lịch sử và tư liệu sưu tầm ở địa phương: Gia phả họ Nguyễn cho biết: “Đinh hợi niên Pháp quốc phái binh thuyền tải quan cữu hồi quán, lăng mộ tại bổn xã Hồng Điền xứ, sổ niên hậu tái cát táng” (68).
Như vậy, Nguyễn Văn Tường mất ngày 30-7-1886 đến ngày 9-12-1886 (Bính tuất), quan tài chuyển về đến quê nhà. Còn Thành Thái, con của Dục Đức bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế bỏ, lên ngôi vua vào đầu năm 1889, hai năm sau khi thi hài Nguyễn Văn Tường được đưa về quê, như vậy giả thuyết này hoàn toàn không có căn cứ.
Hậu duệ của Nguyễn Văn Tường ở làng An Cư cho biết: Do nghi ngờ nên vài năm sau con cháu Nguyễn Văn Tường đã tổ chức cất bốc để biết đích thực người thân ở trong quan tài. Hòm kẽm được mở ra, hài cốt Nguyễn Văn Tường vẫn còn nguyên vẹn được chuyển vào một hòm gỗ, thực hiện đúng nghi thức cải táng của gia đình. Lăng mộ Nguyễn Văn Tường ở cánh đồng xứ Hồng Điền, làng An Cư được xây dựng từ cuối thế kỉ XIX, đến nay cơ bản vẫn được bảo tồn.
Nguyễn Văn Tường là nhân vật lớn của đất nước vào thế kỉ XIX, là đại quan đầu triều trong triều đình Huế bị kết án tù, đày qua đảo Tahiti, chết ở xứ người, rồi đưa về quê qn táng. Ông yên nghỉ ở quê nhà đã được gần 120 năm, nhưng hậu thế nhận diện về sự nghiệp của ông vẫn chưa tỏ tường, lời bình phẩm về ông đến nay vẫn chưa dứt. Bài viết này chỉ mong đóng góp một phần nhỏ hiểu biết về ông, một tài năng lớn, một nhà ngoại giao hàng đầu của nước ta dưới triều Nguyễn, sống và xây dựng sự nghiệp ở một giai đoạn chênh vênh nhất của lịch sử, ông đã vượt qua và giành những thắng lợi lớn. Nhưng cuối cùng ông lại sai lầm khi chọn điểm rơi đúng vào lúc lưới bẫy của kẻ thù đang giăng ra. Tài năng của ông, sự nghiệp của ông, bỗng chốc bị thui chột, song bản án mà kẻ thù dưới triều vua Đồng Khánh đã giành cho ông cùng những nhà yêu nước tiêu biểu khác (Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đính, Phạm Thận Duật) cũng phần nào giải toả được những gì về một tấm lòng yêu nước, thương dân mà ông đã gửi lại cho hậu thế bằng hai câu thơ “Giải triều”, trong đó có hai câu cuối phản ánh nỗi niềm của ông, về một hoài bão dở dang, một tài năng bất lực trước thời cuộc, nhưng cả cuộc đời ông vẫn một mực yêu nước, trung vua và lấy dân làm trọng.
PGS.TS. ĐỖ BANG
(Tập tham luận tại Hội thảo khoa học: Nhiều tác giả, “Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường [1824-1886] -- Các báo cáo khoa học”, Trung tâm KHXH. & NV. Huế - Đại học Huế, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Huế Xưa & Nay tổ chức và ấn hành, 02-7-2002, tr. 20 – 41.
In lại trong cuốn: Nhiều tác giả, “Cố đô Huế xưa và nay”, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế - Nxb. Thuận Hoá, 2005, tr. 313 - 340).
[TXA. gõ phím vi tính : 03-03 HB7 (2007)]
Chú thích của PGS. TS. Đỗ Bang:
(1) Bản chữ Hán gồm 40 tờ (80 trang) do ông Nguyễn Thanh Đàn, 75 tuổi, nhà ở 179 Chi Lăng, Huế giữ. Bản này do chính Nguyễn Văn Tường, đời thứ 7, phụng soạn năm Giáp tuất (1874), lúc ông làm thượng thư Bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần. Sau khi ông mất, cháu nội ông, đời thứ 9, là Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Văn phùng đều làm quan ở triều đình Huế tu soạn; dẫn tờ 13a.
(2) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, bản dịch, tập 24, Nxb. Khoa học xã hội, 1971, tr. 164-165.
(3) Năm này không đúng, lấy theo năm thi của “Đại Nam thực lục” là 1842.
(4) Gia phả chi Nguyễn Văn, tờ 13b.
(5) Là vợ của Nguyễn Văn Tộ, còn gọi là Công nữ Như Khuê, là chị của Ưng Đăng, con nuôi của vua Tự Đức, sau này lên ngôi là Kiến Phúc.
(6) Hạo Nhiên Tôn Thất Hào, “Chiêu tuyết Kỳ Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường”, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 20-6-1996, tr. 88.
(7) Dẫn lại Yoshiharu Tsuboi, “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1947 – 1885)”, Hội Sử học Việt Nam, bản dịch Nguyễn Đình Đầu, in lần thứ 2, 1993, tr. 291.
(8) Nguyễn Đắc Xuân, “Hương giang cố sự”, Tủ sách Sông Hương, 1986, tr. 46.
(9) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, đệ tam kỉ, tập 24, sđd., tr. 164.
(10) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 32, sđd., tr. 358.
(11) Delvaux, “Phái bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên”, B.A.V.H., 1916, “Những người ban cố đô Huế”, tập I, bản dịch Đặng Như tùng, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1997, tr. 36.
(12) Lưu trữ AOM. Aix – Amiraux 12940. Dẫn lại Yoshiharu Tsuboi, sđd., tr. 292 – 293.
(13) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 33, sđd., tr. 58.
(14) Dẫn lại: Yoshiharu Tsuboi, sđd., tr. 293.
(15) Dẫn lại Yoshiharu Tsuboi, sđd., tr. 294.
(16) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 34, 1976, sđd., tr. 6.
(17) Theo “Nguyễn Phúc tộc thế phả”, Hồng cai sinh 5 người con trai, 7 con gái. Con trai trưởng là Ưng Thị (Thì, Kỹ, Đường), con thứ là Ưng Đăng, con thứ 5 là Ưng Lịch, sau này là vua Hàm Nghi; vì thế trong nhân gian có câu truyền như:
Một nhà sinh được ba vua
Vua con, vua mất, vua thua chạy dài
(18) Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, “Nguyễn Phúc tộc thế phả”, Nxb. Thuận Hoá, 1995, tr. 375; “Đại Nam thực lục”, tập 35, sđd., tr. 199.
(19) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, sđd., tr. 207.
(20) Dục Đức bị giam ở Dục Đức đường, chuyển qua Viện Thái y, rồi giam ở lao phủ Thừa Thiên, bị bỏ đói chết ngày 20-10-1884.
(21) Câu 161 – 162, tác giả là Nguyễn Nhược Thị Bích, bí thư của bà Từ Dũ.
(22) Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, “Nguyễn Phúc tộc thế phả”, sđd., tr. 372.
(23) Trần Trọng Kim, “Việt Nam sử lược”, sđd., Tân Việt, Sài Gòn, 1964, tr. 556.
(24) Trần Trọng Kim, sđd., tr. 553.
(25) Phan Trần Chúc, “Vua Hàm Nghi”, tái bản, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1995, tr. 9.
(26) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, tr. 201.
(27) Dẫn lại: Yoshiharu Tsuboi, sđd., tr. 295.
(28) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, tr. 208.
(29) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, tr. 209.
(30) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, tr. 257.
(31) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, tr. 150 - 151.
(32) A. Delvaux, sđd., tr. 59.
(33) Đinh Xuân Lâm, “Vai trò của sứ bộ Phạm Thận Duật trong đấu tranh cho một số điều khoản có lợi cho phong trào trào Cần vương (1885 – 1896)”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học “Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”, sđd., tr. 22.
(34) A. Delvaux, sđd., tr. 62.
(35) A. Delvaux, sđd., tr. 62.
(36) A. Delvaux, sđd., tr. 63.
(37) A. Delvaux, sđd., tr. 65; Phan Khoang, “Việt Nam Pháp thuộc sử (1884-1845), Khai Trí, Sài Gòn, 1961, tr. 344.
(38) A. Delvaux, sđd., tr. 68.
(39), (41) A. Delvaux, sđd., tr. 65; Phan Khoang, sđd., tr. 344.
(40) A. Delvaux, sđd., tr. 66.
(42) A. Delvaux, sđd., tr. 70.
(43) Tam cung là ba vị: thái hoàng thái hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức), hoàng thái hậu Thuận Hiếu (vợ vua Tự Đức); bà Học phi (vợ thứ vua Tự Đức; mẹ nuôi vua Kiến Phúc).
(44) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 220.
(45) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 133.
(46) Như vậy, Nguyễn Văn Tường vào nhà thờ Kim Long để tìm cơ hội thương thuyết với Pháp thì Tôn Thất Thuyết đã đón vua ra Quảng Trị trước. Do đó, không nên quy kết Nguyễn Văn Tường không [phò] xa giá đưa vua ra Quảng Trị mà ở lại Huế.
(47) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 221.
(48) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 224.
(49) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 225 - 226.
(50) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 226.
(51) Tức Nguyễn Văn Tường.
(52) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 227 - 228.
(53) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 320.
(54) In trong tập “Tinh hoa công giáo ái quốc Việt Nam” của Lam Giang, Võ Ngọc Nhã, tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1970, tr. 478.
(55) “Tinh hoa công giáo ái quốc Việt Nam”, tlđd., tr. 478.
(56) Trích trong “Lô Giang tiểu sử” của Nguyễn Văn Mại, bản dịch Nguyễn Huy Xước, bản ronéo, tr. 40, 41.
(57) Thực ra, ngày 9-7-1885, lúc Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên Tân Sở, bà Từ Dũ đòi trở về Huế. Vua Hàm Nghi phải từ biệt tam cung rồi lên đường.
(58) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 235; A. Delvaux, sđd., tr. 77.
(59) Phan Khoang, sđd., tr. 353.
(60) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 247.
(61) A. Delvaux, sđd., tr. 80.
(62) Dẫn lại: Nguyễn Văn Kiệm, “Cuộc kháng chiến chống Pháp tiếp tục của nhà nước phong kiến Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XIX”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học “Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”, sđd., tr. 14.
(63) “Côn Đảo, kí sự và tư liệu”, Ban Liên lạc tù chính trị, Sở Văn hoá – Thông tin Tp. Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, 1998, tr. 85.
(64) “Côn Đảo, kí sự và tư liệu”, sđd., tr. 85.
(65) Trên đường đi, Phạm Thận Duật bị chết, Pháp đã vứt xác xuống biển.
(66) Bác sĩ Bùi Minh Đức trong bài viết “Một bệnh nhân tai mũi họng” đăng trên Y tế nguyệt san, bộ VIII, số 2, thánh 2-2002, tr. 15-19. Căn cứ vào các tư liệu để lại, nhất là bác sĩ đã theo dõi Nguyễn Văn Tường, tác giả cho rằng: trước và sau ngày khởi nghĩa ở kinh đô Huế, Nguyễn Văn Tường đã bị bệnh ung thư cổ họng hành hạ và ông chết sau một năm [kể từ ngày] kinh đô Huế thất thủ.
(67) Đào Trinh Nhất, “Phan Đình Phùng” và “Việt sử giai thoại”, Nxb. Văn Học, Hà Nội, 2000, tr. 57, 65.
(68) Gia phả, sđd., tờ 13.
(Chú thích của PGS.TS. Đỗ Bang)
Ghi chú của Trần Xuân An:
[[a]] Lá thư gửi thống đốc Tahiti trong “Lô Giang tiểu sử” là một lá thư giả do nhưng người chủ hoà bịa ra để biện minh cho họ. Chỉ độc nhất “Lô Giang tiểu sử” có chép lại lá thư này. Xin xem thêm đoạn cuối bài trích đoạn và bình chú “Chống xâm lăng” (bộ sách của GS. Trần Văn Giàu), theo link:
Đoạn gần cuối trang web:
http://tranxuanan-nvtnntnghia.blogspot.com
Xin trích lại như sau:
Lời người biên soạn: Trong bài viết tập trung phân tích bài thơ “Giải triều…” – Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi 05.7. 1885 –, chúng tôi đã làm sáng tỏ đoạn kết của cuộc đời Nguyễn Văn Tường. Cũng trên cơ sở các văn kiện gốc trong tư liệu chuẩn cứ là ĐNTL.CB. IV, V, VI (1847 –1888), chúng tôi sử dụng thêm các tư liệu, bài viết của Puginier [17], Delvaux, H. Le Marchant de Trigon…, đã được công bố từ 1890 đến 1917, và bài viết của Jabouille, “Một trang viết về lịch sử tỉnh Quảng Trị: tháng 9.1885” [18] để minh chứng.
Tất nhiên chúng tôi cũng đã phê phán luận điệu trong bài viết “Một kinh đô phù du: Tân Sở” (1914) của H. de Pirey [19] và trong hai bài viết “Pháp đánh chiếm kinh thành Huế” (1920) và “Cái chết của Nguyễn Văn Tường, cựu phụ chính An Nam” (1823) của Delvaux [20], là đầy thù hận, thiếu trung thực… Rất tiếc là hiện nay nhiều người, trong chừng mức nào đó, còn bị nhiễm độc từ ba bài viết vừa nêu của hai cố đạo vốn là linh mục quản hạt tại Quảng Trị này! Và, xin vô phép được nêu câu hỏi: Phải chăng GS. Trần Văn Giàu cũng phần nào bị “ảnh hưởng” các chi tiết xuyên tạc (vốn là thủ đoạn khích tướng, li gián của Pháp), bởi luận điệu của hai cố đạo ấy, mà chúng tôi đã lược bỏ? Chúng tôi cũng xin vô phép ngờ rằng các tác giả trong Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) [21] cũng ít nhiều chưa thoát khỏi “định kiến” do các bài báo của H. de Pirey, Delvaux nói trên gây ra? Thảo nào GS. Trần Văn Giàu còn gọi tên giám mục tả đạo vốn mang bản chất thực dân thâm độc, cuồng bạo Puginier là “ông”!
Mong GS. đọc kĩ bài viết của chúng tôi một lần nữa và quan trọng nhất là kiểm chứng lại giúp tư liệu chúng tôi đã ghi rõ xuất xứ [22].
Về hiện tượng thư từ giả, chính lá “Thư gửi thống đốc Tahiti” (trong Lô Giang tiểu sử [1927] [23]) cũng đã nói đến (thư giả trong vụ Hà Văn Quan; thư chiêu binh Trung Hoa cứu viện cho kinh đô của Nguyễn Văn Tường sau 05.7.1885). Đó là một hiện tượng không có gì lạ, ngay ở thuở bấy giờ. Chúng tôi đã trích dẫn H. Le Marchant de Trigon (thanh tra hành chính Pháp tại Đại Nam) [24] để chứng minh “Thư gửi thống đốc Tahiti” cũng là thư giả. Các tư liệu của Puginier (1890), Delvaux (1916) [25] … càng chứng minh nội dung là thư ấy là hoàn toàn bịa đặt và xuyên tạc sự thật lịch sử mà chính Lô Giang Nguyễn Văn Mại – một người càng về sau càng có khuynh hướng “hòa” hóa tất cả, rất đáng phàn nàn –, chính ông cũng không biết xuất xứ lá thư ấy ở đâu. Hơn nữa, đọc kĩ Lô Giang tiểu sử, ta thấy chính lá thư trên cũng làm đảo lộn suy nghĩ của Nguyễn Văn Mại về Nguyễn Văn Tường: từ một người lãnh tụ chủ chiến yêu nước, Nguyễn Văn Tường lại trở thành một người chủ “hòa” yêu nước!
“Sau khi đã ký hòa ước giáp thân rồi, TÔN THẤT THUYẾT không chịu qua Tòa mà thương thuyết. Vì binh quyền trong tay, thế như cỡi cọp, không thể xuống được, y muốn liều một trận. NGUYỄN VĂN TƯỜNG, ngoài mặt tuy chủ hòa, mà bề trong một lòng với THUYẾT [TXA. in đậm (iđ.)]. Vì vậy mà lập đồn TÂN SỞ, Cam Lộ… [… ]… Thế là hai bên không thể không đánh nhau được”.
“Trong kinh lúc ấy mới yên, mà Nam – Bắc bắt đầu khởi nghĩa. Ông NGUYỄN VĂN TƯỜNG tới Gia Định có ngâm câu tuyệt cú rằng:
Tây trư tựu trở bì do xích
Nam giáng li chi quả vị hoàng
[Lợn Tây lao thớt da nên trụi
Măng Việt lìa cành trái chửa vàng
– theo bản dịch của Lương An –
TXA. chua thêm (ct.)].
Về khoản kinh thành thất thủ năm Ất dậu, mới đây [khoảng 1927 – TXA. iđ. và ct.] ta được xem một bức thơ của Ông NGUYỄN VĂN TƯỜNG viết cho Ông Nguyên Soái Pháp TAHITI càng rõ hơn nữa [TXA. iđ.]” [26].
Thật ra không phải “càng rõ hơn nữa”, mà trên đường bị lưu đày, người đã ngâm hai câu tuyệt cú ấy (ám chỉ bọn Pháp xâm chiếm Huế và việc xuất bôn của vua Hàm Nghi), không thể là người viết bức “Thư gửi thống đốc Tahiti” ! Nội dung lá thư này giông giống như luận điệu của Delvaux trong 2 bài viết “Pháp đánh chiếm kinh thành Huế” [27] và “Cái chết của Nguyễn Văn Tường, cựu phụ chính An Nam” [28]! Tuy nhiên, ngay trong các văn bản Delvaux nhận được từ giám mục ở Tahiti, không hề có bức “Thư gửi thống đốc Tahiti” đó, và trong bài viết “Cái chết…” nêu trên, Delvaux cũng không một chữ đề cập đến bức thư ấy!
Để phối kiểm, chúng tôi vẫn căn cứ vào tư liệu gốc [29] (chứ không phải là thứ “tư liệu vu vơ”!):
1. Hai mật dụ của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết từ Tân Sở gửi về;
2. Bản án cáo thị của De Courcy, De Champeaux;
3. BẢN ÁN CHUNG THẨM của ngụy triều Đồng Khánh (một bên, có chữ kí của De Courcy! [30]);
4. Dụ, cáo thị cho các tỉnh tả kì của Đồng Khánh, Hector, Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm, Phạm Phú Lâm…
[ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 225 – 228, 247; tập 37, Nxb. KHXH., 1978, tr. 35, 138…].
Chỉ xin nhấn mạnh: qua cáo thị trấn áp, khuyến cáo sĩ phu, nhân dân các tỉnh tả kì này của thực dân, ngụy triều, ta còn thấy rõ lòng trung thành của phong trào Cần vương đối với Nguyễn Văn Tường sau khi ông đã bị lưu đày [31]. ĐNTL.CB. còn ghi rõ Phạm Phú Lâm, Phan Liêm đã trả với giá phải vay như thế nào trong thời gian làm khâm sai ấy [32]. Và trước đó, cuộc “sát tả” đã bùng lên ở Quảng Trị vào trưa 06.9.1885, ngay sau buổi sáng Nguyễn Văn Tường bị bắt [33].
Cũng xin đưa ra ba chi tiết sai lầm trong “Thư gửi thống đốc Tahiti”:
1. Nếu có sự bất đồng giữa Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, thì sao lại có hai mật dụ vừa ân tình, vừa cụ thể về công việc triều chính đến thế?
2. Chẳng lẽ Nguyễn Văn Tường không nhớ mình đã bị lưu đày sau Tôn Thất Đính, Phạm Thận Duật (hai người này bị bắt vào Gia Định trước)?
3. Chẳng lẽ Nguyễn Văn Tường nhớ nhầm ngày không thể nhầm được là ngày Kinh Đô Quật Khởi (trong thư lại ghi là đêm 23 rạng ngày 24.5 Ất dậu, 1885, nhưng đúng sự thật lịch sử chính là đêm 22 rạng ngày 23.5 Ất dậu, 1885!)?
Nói rõ hơn, các tư liệu đều khớp với nhau, kể cả bài thơ “Giải triều…”, chỉ ngoại trừ luận điệu của Delvaux (BAVH., 1920, 1923) và “Thư gửi thống đốc Tahiti” (không có xuất xứ trong LGTS., không giám định được bằng phương pháp thực nghiệm!). Từ sự phối kiểm đó, chúng tôi kết luận “Thư gửi thống đốc Tahiti” không phải thư thật. Để kết luận chắc chắn hơn về lá thư này, cần đọc trọn vẹn “Lô Giang tiểu sử”, ở đó, thể hiện rõ thái độ chính trị của Nguyễn Văn Mại, trong điều kiện hạn chế thời bấy giờ?
Nói rõ ra, chúng tôi tin chắc rằng lá “Thư gửi thống đốc Tahiti” đã được bịa ra, do những người chủ “hòa”, nhằm mục đích biện minh cho chính họ: người sáng suốt, có học (như Nguyễn Văn Tường) thì không thể “sát tả” được; chỉ người nóng nảy, ít học (như Tôn Thất Thuyết) mới chủ trương “sát tả” mà thôi!
Các thao tác phối kiểm, chúng tôi đã thể hiện rõ ở bài viết Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi 05.7.1885, cùng các trích dẫn trực tiếp nguyên văn các bản dịch.
Bi kịch Nguyễn Văn Tường là bi kịch của một người có tâm huyết, nhưng khi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị thì bối cảnh lịch sử đã quá khó khăn, thất thế; khi cùng Tôn Thất Thuyết thật sự nắm lấy quyền lực bằng những hành động sáng suốt, táo bạo, thì ít nhiều cũng gây va chạm với phe bảo hoàng ngu trung, chủ “hoà”, và thực chất cũng đã quá muộn, khó bề cứu vãn tình cảnh Đất nước. Bi kịch của Nguyễn Văn Tường là bi kịch của một lãnh tụ yêu nước, chống Pháp, chống tả đạo, phải đảm đương một nhiệm vụ lịch sử rất éo le, dễ gây ngộ nhận, trong kế sách vừa đánh vừa đàm, sau khi kinh đô quật khởi nhưng bị thất thủ; rồi từ đó, Đất nước hoàn toàn rơi vào tay giặc Pháp và tả đạo, trong một thời gian quá lâu (1885 – 1954; riêng ở Miền Nam, mãi đến năm 1975), đến nỗi những tuyên truyền bôi nhọ của giặc Pháp và tả đạo đã trở thành định kiến trong não trạng của vài ba thế hệ! Đó còn là bi kịch của một phụ chính đại thần có uy tín và ảnh hưởng lớn trong một giai đoạn lịch sử mà ở đó các chính kiến, hệ ý thức va chạm nhau gay gắt, với những lăng kính khác nhau (bảo hoàng ngu trung, chủ “hòa”, thân Pháp, thân tả đạo là các khuynh hướng càng về sau càng lấn lướt, thắng thế); do đó các thứ được gọi là “tư liệu” lại rất rối nhiễu, dễ gây hoang mang!
TXA.
[[b]] Có thể gia phả họ Nguyễn Văn làng An Cư, Triệu Phước, Quảng Trị ở đoạn này cũng có chi tiết bị sai như trường hợp không chính xác mà PGS.TS. Đỗ Bang đã chỉ ra về năm Nguyễn Văn Tường bị lỗi khi thi hương hoặc về năm ông thi đỗ cử nhân. Căn cứ vào bản dụ vua Hàm Nghi gửi Nguyễn Văn Tường (tất nhiên Tôn Thất Thuyết hướng dẫn, kèm nhà vua viết), cùng ngày phát dụ Cần vương tại Tân Sở (13-7-1885) và nhiều tư liệu khác, có thể xác quyết là nhóm chủ chiến đã phân công cho nhau về nhiệm vụ “kẻ ở, người đi” trước khi nổ ra cuộc kinh đô quật khởi và vị thất thủ (05-7-1885).
[[c]] Vui lòng xem thêm:
-- Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885) – Nv. / nc. Trần Xuân An, link:
http://tranxuanan-writer-5.blogspot.com/2006/11/nguyn-vn-tng-1824-1886-th-vi-nt-v-con_9621.html
http://tranxuanan-nvtnntnghia.blogspot.com
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/nguyen_vtnntntxtkhduoc/nguyen_vtnntntxtkhduoc_b1.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
Xem bản in giấy: Cuốn “Nguyễn Văn Tường [1824 -1886], một người trung nghĩa” đã được xuất bản, Nxb. Thanh Niên, 2006; trong đó có bài “Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885)”.
-- Sách lược “hai mặt” của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến -- Nv. / nc. Trần Xuân An, link:
http://docs.google.com/View?docid=dc9fgpkh_92d3v84d
-- Về chủ nghĩa duy ý chí trong nghiên cứu lịch sử:
http://docs.google.com/Doc?id=dc9fgpkh_1259p3zj
__________________________________
Danh mục tham luận khoa học
Danh mục tham luận khoa học (gồm 1 Lời nói đầu của Ban Tổ chức và 15 bài của 13 tác giả) trong tập "Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) -- Các báo cáo khoa học", Trung tâm KHXH. & NV. Đại học Huế, Hội KHLS. Thừa Thiên - Huế ấn hành, 02-7-2002:
1. Nguyễn Văn Tường - cuộc đời và lời giải (báo cáo đề dẫn) – PGS.TS. Đỗ Bang
2. Tìm hiểu thêm về Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) – Nnc. Trần Viết Ngạc (đã đưa lên web này)
3. Góp phần làm sáng tỏ những uẩn khúc trong cuộc đời của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường – PGS. TS. Đỗ Bang
4. Nguyễn Văn Tường trong hai sự kiện tứ nguyệt tam vương và thất thủ kinh đô – Nnc. Trần Viết Ngạc
5. Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885) – Nv. / nc. Trần Xuân An (*)
6. Nguyễn Văn Tường trong thời gian làm Phủ doãn Thừa Thiên – Nnc. Trần Huy Thanh
7. Nguyễn Văn Tường - một nhà ngoại giao nhiệt tình nhưng bất hạnh trong gọng kềm của lịch sử - Th.S. Phan Thuận An
8. Nguyễn Văn Tường với thực dân Pháp – Nnc. Phạm Hông Việt
9. Nhìn lại cách đánh giá Nguyễn Văn Tường xưa & nay – Nnc. Huỳnh Kim Thành
10. Thêm một ý kiến về nhận diện nhân vật Nguyễn Văn Tường trong lịch sử dân tộc nửa sau thế kỉ XIX – TS. Huỳnh Thị Đảm
11.Nhìn nhận, đánh giá nhân vật Nguyễn Văn Tường – Nnc. Trần Thiều
12. Luận về chỗ đứng và sự chính danh của Nguyễn Văn Tường sau ngày thất thủ kinh đô Huế 5-7-1885 – Th.S. Nguyễn Quang Trung Tiến
13. Công - tội, vị trí của Nguyễn Văn Tường trong nhóm chủ chiến ở triều đình Huế nửa sau thế kỷ XIX – TS. Nguyễn Nhã
14. Bước đầu khảo sát một số di tích có liên quan đến phụ chính Nguyễn Văn Tường ở Huế -- Th.S. Hồ Vĩnh
15. Niên biểu Nguyễn Văn Tường – Th. S. Lê Tiến Công
______________________________
(*) Ghi chú (13-3 HB7 [2007]): Bài "Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885)" là bài viết được chính Trần Xuân An phát triển từ 38 trang sách vi tính (từ tr. 80 đến tr. 118), trong cuốn "Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), thơ - Vài nét về con người, tâm hồn & tư tưởng" (Trần Xuân An), bản tháng 7 năm 2000. Cũng từ 38 trang trên, Trần Xuân An còn tách ra thành một bài viết khác: "Bi kịch ở điểm đỉnh mâu thuẫn 1883 - 1884 và sự chiến thắng của nhóm chủ chiến yêu nước triều đình Huế". Bài "Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885)" này còn được nhuận sắc thêm vài nét vào năm 2003 và đã được xuất bản với dạng sách in giấy vào năm 2006 trong cuốn "Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), một người trung nghĩa" (Trần Xuân An), Nxb. Thanh Niên, 9-2006. Tất cả các bản 2000, 2002, 2003 đều đã được in vi tính vào các năm đó. Nói tóm lại, những luận điểm và tư liệu quan trọng đã được thể hiện ở bản 2000 nói trên. TXA.
Đưa bài viết của PGS.TS. Đỗ Bang & các ghi chú (TXA.) lên web ngày: 04-3 HB7 (2007), lúc 15 giờ 12’
TXA.
Ghi chú bổ sung (13-3 HB7 [2007])
TXA.
GÓP PHẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG UẨN KHÚC TRONG CUỘC ĐỜI CỦA NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG
Hai câu cuối trong bài “Giải triều” (chia tách triều đình) vào cuối đời của Nguyễn Văn Tường (1824-1886) đã truyền lại cho hậu thế một nỗi đau, một uẩn khúc khó lí giải trong cuộc đời làm quan của mình:
U trung thuỳ bạch thiên thu hậu
Xã tắc quân vương thục trọng khinh
Có nghĩa là:
Đúng sai xin để ngàn thu xét
Tổ quốc, vua, dân, đâu trọng khinh
(Trần Đại Vinh dịch)
Ở Bình Định khi nghe tin Nguyễn Văn Tường mất, Đào Tấn – nhà soạn tuồng hàng đầu vào thế kỉ XIX cũng là một đại thần triều Nguyễn, được Nguyễn Văn Tường gợi ý xin về nghỉ hưu sớm lúc tuổi 40 để chuẩn bị phong trào Cần vương ở các tỉnh nam miền Trung, đã viếng ông bằng hai câu đối:
Quốc kế thị phi lân sử định
Thiên phương sinh tử nhạn thư điêu
Có nghĩa là:
Kế nước đúng sai trang sử quyết
Phương trời sống chết cánh hồng chao
(Tôn Thất Mạnh Hào dịch)
Đó là những trăn trở của người trong cuộc mà hậu thế có trách nhiệm phải làm sáng tỏ.
Nguyễn Văn Tường - một đại thần hàng đầu triều Tự Đức, một quyền mưu sắc sảo trong các chính sách nội trị và ngoại giao của triều Nguyễn, trước hoạ ngoại xâm. Nhưng cuộc đời của ông còn để lại nhiều uẩn khúc, nhiều ẩn số cần có lời giải thoả đáng.
Đã có một cuộc hội nghị khoa học về “Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường” do Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 20 tháng 6 năm 1996; nhiều vấn đề trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Tường được khảo cứu, phân tích, nhưng cũng có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, tồn nghi, cần có lời giải như:
1. Về gia thế của Nguyễn Văn Tường và việc Nguyễn Văn Tường lấy họ Nguyễn Phúc để dự thi cử nhân vào thời Thiệu Trị (1842).
2. Đặc điểm yêu nước và vai trò chủ chiến của Nguyễn Văn Tường trong cuộc đấu tranh với thực dân Pháp.
3. Vai trò của Nguyễn Văn Tường trong việc phế lập các vua triều Nguyễn: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc (1883)
4. Nguyễn Văn Tường với những hoạt động tích cực cho công cuộc chống Pháp (1883-1885).
5. Nguyễn Văn Tường ở lại Huế là một sự đầu thú hay một sứ mạng giao phó của triều đình Huế (1885).
6. Bi kịch yêu nước của Nguyễn Văn Tường (1885-1886).
1.
Về gia thế của Nguyễn Văn Tường và việc Nguyễn Văn Tường lấy họ Nguyễn Phúc để dự thi cử nhân vào thời Thiệu Trị (1842).
Các gia phả họ Nguyễn, chi Nguyễn Văn ở làng An Cư, huyện Triệu Phong, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị và ở thành phố Huế đều xác nhận Nguyễn Văn Tường sinh ngày 22 tháng 8 năm Giáp thân. Bản chữ Hán ghi: “Công sinh ư Minh Mạng ngũ niên Giáp thân bát nguyệt nhị thập nhị nhật” (1). Ông sinh vào ngày 22 tháng 8 năm Giáp thân năm thứ năm niên hiệu Minh Mạng, nhằm ngày 14 tháng 10 năm 1824. Ông mất ngày 01 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ nhất tại Tahiti, thuộc địa Pháp, thọ 64 tuổi, tức vào ngày 31 tháng 7 năm 1886.
Về việc Nguyễn Văn Tường lấy họ Nguyễn Phúc để dự thi cử nhân dưới thời vua Thiệu Trị là vấn đề khó hiểu, đã gây nhiều bàn luận về ông.
Sách “Đại Nam thực lục” ghi rằng: “Nhâm dần, Thiệu Trị năm thứ 2, mùa thu, tháng bảy, trong danh sách trúng tú tài trường Thừa Thiên, có tên là Nguyễn Phước Tường. Vua ghét Tường mạo dùng họ nhà vua, sai cắt bỏ tên trong sổ tú tài, đổi làm Nguyễn Văn Tường và giao cho Viện Đô sát trị tội. Khi xét án dâng lên, vua lại giao cho đình thần bàn lại. Tường bị tội đồ 1 năm, học quan ở tỉnh, phủ huyện, quan Quốc tử giám, quan trường Bộ Lễ và Viện Đô sát đều bị phân biệt giáng phạt” (2).
Gia phả cũng ghi rằng “Thiệu Trị ngũ niên thi trúng tú tài hậu dĩ can quốc tính quyển diện đề Nguyễn Phước Tường truất lạc nghị án”. Có nghĩa là: Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) (3), thi đỗ tú tài, sau vì phạm vào họ vua (ngoài quyển thi đề tên Nguyễn Phước Tường) bị đánh hỏng, nghị án (4).
Các thế hệ con cháu Nguyễn Văn Tường cũng có tiếp nhận lời truyền này qua người con dâu của Nguyễn Văn Tường là công chúa Đoan Thuận (5), cho rằng Thiệu Trị biết rõ điều đó nên gởi tiền cho ăn học. Khi dự thi Nguyễn Văn Tường lấy họ nhà vua nên bị kết tội. Sau vua Tự Đức biết rõ nên lại cho đi thi (6). Hậu duệ của ông ở làng An Cư cho biết: Sau khi bị án trường thi, Nguyễn Văn Tường bị tội đồ cắt cỏ cho ngựa nhưng ông đã bỏ tiền ra thuê một số người làm là phù hợp với bản án mà “Đại Nam thực lục” đã ghi chứ không phải như một số tài liệu lưu trữ của Pháp cho rằng “Cha đẻ của Nguyễn Văn Tường là một người thợ mộc bình thường đã dính líu vào một cuộc nổi dậy. Vì tội của cha mà Tường không được ra ứng thí, nhưng đến đầu thời Tự Đức thì [được] miễn xá và thi đậu hết các bậc” (7).
Ở Huế còn truyền lại câu chuyện đối đáp giữa quan giám khảo trường thi Thừa Thiên với Nguyễn Văn Tường về việc Tường mạo nhận họ vua để dự thi.
Tường trả lời: “Năm ấy đức Minh Mạng đi tuần du ở Quảng Trị có đem Tường Khánh công (tức vua Thiệu Trị sau này) đi theo. Ở hành cung Quảng Trị, công thấy một người con gái đẹp đi ngang, công gọi vào “dùng”. Sau công theo phụ hoàng trở lại Huế. Không ngờ người con gái ấy lại có thai. Người con gái đó là mẹ tôi. Khi sinh ra tôi, mẹ tôi cứ tình thật cho tôi mang họ nhà vua” (8).
Sự việc này, kiểm tra lại ở sử sách “Châu bản triều Nguyễn”, triều Minh Mạng, năm thứ 4 và “Đại Nam thực lục đệ nhị kỉ”, tập 6 (năm 1822-1823) đều không thấy chép về sự kiện vua Minh Mạng đi Quảng Trị vào năm 1823 để Tường Khánh công (tức Thiệu Trị) năm đó 15 tuổi có dịp đi theo. Vua Thiệu Trị cũng xác nhận Nguyễn Văn Tường là người mạo họ vua chứ không phải con vua. Nhà vua nói: “Văn Tường đã đi học, đi thi, không thể là không biết, sao lại còn mạo đội họ nhà vua” (9).
Về Nguyễn Văn Tường, không hiểu sao vào năm 1842 lúc nộp quyển đự thi ông lấy chữ lót là “Phúc” thay cho chữ “Văn” để rồi bị phạm tội. Ông là người duy nhất trong họ này đã có lúc lấy lót chữ “Phúc” để nộp quyển cho trường thi, còn trong gia phả vẫn ghi chữ “Văn”.
Dòng họ này lúc đầu lót chữ “Thế” (Nguyễn Thế…), đến đời thứ 5 lại lót chữ “Văn”.
Nguyễn Văn Tường là đời thứ 7; gia phả ghi là Nguyễn Văn Tường. Chính ông vào năm 1874, lúc làm thượng thư Bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần, ông đứng tên Nguyễn Văn Tường để soạn bản gia phả của dòng họ mình với lời đề từ rất trân trọng: “Họ Nguyễn ta từ lúc đến đây lập nghiệp sinh tụ ngày càng đông thành một họ lớn trong làng. Cũng nhờ phúc ấm của tổ tiên mà phái ta trở thành một chi phái lớn trong họ…”.
Theo gia phả, Nguyễn Văn Tường là con trai trưởng của Nguyễn Văn Dậu, sinh năm Mậu ngọ (1798), chết năm Giáp tí (1864) và bà vợ chánh tên là Liên, chết ngày 6 tháng 9. Bà Liên sinh được 3 người con trai, con đầu là Nguyễn Văn Tường và các em Nguyễn Văn Độ, Nguyễn Văn Phức, và 5 người con gái.
Ông Nguyễn Văn Dậu còn có hai bà vợ thứ tên là Cảnh và Vệ.
Nguyễn Văn Tường có 7 bà vợ và 19 người con.
Với trách nhiệm trước gia tộc trong việc tu soạn gia phả dòng họ của mình và với quyết tâm làm rạng rỡ dòng họ Nguyễn Văn, Nguyễn Văn Tường là người con ưu tú của họ Nguyễn ở An Cư, Quảng Trị.
2.
Đặc điểm yêu nước, thương dân và vai trò chủ chiến của Nguyễn Văn Tường trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp (1850-1883).
Sau khi đỗ cử nhân năm Canh tuất (1850), Nguyễn Văn Tường được bổ nhiệm làm các chức vụ: Huấn đạo huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), tri huyện Thành Hoá (Quảng Trị, 1855), tán lí Bộ Binh (1858), án sát Quảng Nam (1861), biện lí Bộ Binh kiêm dinh điền sứ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên (1863), phủ doãn Thừa Thiên (1864), sau kiêm chức khuyến nông sứ và tuyên phủ sứ…
Với những chức vụ nói trên, Nguyễn Văn Tường luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, như tổ chức chiêu dân lập ấp, khẩn hoang, phát triển thuỷ nông, mở mang chợ búa, mở ngành nghề, phủ dụ các dân tộc ít người ở miền núi Quảng Trị; tổ chức bố phòng nhằm bảo đảm trị an cho nhân dân. Đến đâu ông cũng khảo sát tường tận thế đất, lòng người để có chủ trương phù hợp làm tham mưu cho vua Tự Đức nên được dân thương và vua tin dùng. Nhiều nơi ở Cam Lộ nhân dân làm đền thờ Nguyễn Văn Tường để ghi nhớ những năm ông làm tri huyện Thành Hoá, dinh điền sứ và khuyến nông sứ ở vùng đất này.
Năm 1866, với trọng trách là phủ doãn Thừa Thiên nhưng đã để nổ ra cuộc khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng ở ngay kinh đô Huế nên Nguyễn Văn Tường bị cách chức. Tuy thế, do trọng tài năng, Nguyễn Văn Tường vẫn được vua Tự Đức bổ nhiệm làm bang biện huyện Thành Hoá và khâm phái sơn phòng tỉnh Quảng Trị. Năm 1867, Nguyễn Văn Tường được điều về kinh để tham gia đoàn sứ vào Nam Kỳ thương thuyết với Pháp. Qua sự việc này, Nguyễn Văn Tường đã bộc lộ được bản lĩnh chính trị, tài năng ngoại giao, kế sách giữ nước nên được vua Tự Đức tin cậy giao làm tán tương quân vụ vùng Tây Bắc: Sơn – Hưng – Tuyên, Lạng - Bằng để quan hệ với Trung Quốc, đánh dẹp, tiễu phỉ, trấn áp giặc Khách (người Hoa) và vỗ về nhân dân. Đó là những thực tiễn để chuẩn bị cho thời kì hoạt động ngoại giao sắc sảo và thành đạt của Nguyễn Văn Tường từ năm 1873 đến 1883.
Năm 1883, J. Dupuis gây hấn ở sông Hồng, tạo cớ để cho F. Garnier đem quân đánh Bắc Kỳ. Trước tình hình đó, Nguyễn Văn Tường được vua Tự Đức triệu về kinh để làm phó sứ (chánh sứ là Lê Tuấn) vào Nam Kỳ thương thuyết với Pháp. Đến Gia Định, Nguyễn Văn Tường đề nghị phía Pháp phải giải quyết vụ rắc rối ở Bắc Kỳ trước khi thương thuyết. Trưởng đoàn Pháp là Philastre đồng ý viết thư đề nghị Garnier rút quân. Philastre và Nguyễn Văn Tường đáp tàu ra Hà Nội để bàn định. Tàu đến Hải Phòng thì nghe tin F. Garnier và một số sĩ quan Pháp bị giết chết. Philastre tức giận đòi huỷ bỏ cuộc thương thuyết, về Sài Gòn để xin lệnh của Paris. Nguyễn Văn Tường khôn khéo thuyết phục, Philastre mới chịu nghe và đến Hà Nội để thương thuyết. Qua những biện giải khôn khéo của Nguyễn Văn Tường, Philastre đồng ý trả lại các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội cho triều đình Huế. Vua Tự Đức khen Nguyễn Văn Tường: “Châm chước thời cơ làm việc khéo” (10).
Tác giả Devaux có nhận xét: “Ông Philastre được ban phẩm hàm cao quý của triều đình An Nam và chẳng mấy chốc dần dần chịu ảnh hưởng của ông Bộ trưởng đối ngoại và nhất là ông Nguyễn Văn Tường trong khi ông Philastre làm phiên dịch chính thức ở Sài Gòn và ông Tường làm phó lãnh sự” (11).
Sau sự việc này, uy tín ngoại giao của Nguyễn Văn Tường như ngôi sao chói lọi, trở thành công thần đầu triều Tự Đức. Rheinart (khâm sứ Trung Kỳ năm 1875) có nhận định: “Tự Đức đã chịu ơn khi thâu hồi các tỉnh Bắc Kỳ trong một thời gian tưởng đã mất. Giả thuyết ấy được người ta tin và làm cho Tường kể từ năm 1874 trở thành nhân vật ảnh hưởng nhất triều đình Huế. Được coi như người dũng mãnh đã làm cho Pháp phải nhả Bắc Kỳ, nay Tường cũng được coi như người có khả năng làm cho Pháp nhả nốt Nam Kỳ” (12). Sau thắng lợi này, vua Tự Đức đặc cách phong Nguyễn Văn Tường làm thượng thư Bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần, tước Kỳ Vĩ bá (13). Ông còn kiêm chức Thương bạc đại thần phụ trách ngoại giao và ngoại thương, là người đại diện triều đình Tự Đức toàn quyền đảm nhận công việc đàm phán với Pháp. Qua tiếp xúc, Nguyễn Văn Tường biết rõ bản chất của thực dân Pháp và các nước phương Tây nên luôn ở thế đối đầu khi thương thuyết, ông cho đó cũng là một hình thức đấu tranh để bảo vệ chủ quyền. Chính khâm sứ Rheinart sau nhiều lần tiếp xúc với Nguyễn Văn Tường cũng có nhận xét: “Khi trở thành người đứng đầu phe cứng rắn, chính Tường đã xúi giục Tự Đức coi thương hiệp ước năm 1874. Do đó làm mối quan hệ Việt – Pháp bị suy thoái dần” (14). Nhiều yêu cầu của khâm sứ Rheinart bị Nguyễn Văn Tường bác bỏ, người Pháp rất uất ức. Năm 1881, khi thay làm khâm sứ, De Champeaux đã dùng áp lực với triều đình Huế để Nguyễn Văn Tường từ chức quan Thương bạc. De Champeaux đã viết rằng: “Với tư cách sau (phụ trách Thương bạc), ông vẫn còn có thể chống đối chúng ta. Muốn thoát nạn, ta còn phải đập ông tan tành cả về phía ấy” (15).
Vua Tự Đức đã mắc mưu khâm sứ Pháp, vua cho là: “Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Văn Tường kiêm nhiều chức, bận nhiều việc, cho giảm bớt công việc ở Nha Thương bạc” (16).
Tháng 4 năm Quý mùi (1883), Nguyễn Văn Tường được sung làm phụ chính đại thần cùng với Trần Tiễn Thành và Tôn Thất Thuyết thì [đó cũng là lúc – ct.] đất nước ta rơi vào tình thế khó khăn và đen tối, nhất là sau cái chết của vua Tự Đức (19-7-1883).
3.
Vai trò của Nguyễn Văn Tường trong việc phế lập các vua triều Nguyễn: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc (1883)
--- Việc phế Dục Đức:
Vua Tự Đức không có con nên lất 3 người cháu làm con nuôi. Đó là Ưng Chân (tức vua Dục Đức sau này), sinh năm 1853 (con của Nguyễn Phúc Hồng Y), Ưng Thị tức Chánh Mông, sinh năm 1864 (sau này là vua Đồng Khánh) và Ưng Đăng, sinh năm 1869 (sau này là vua Kiến Phúc). Ưng Thị là con của Nguyễn Phúc Hồng Cai (Hợi) (17). Ngày 14 tháng 6 năm Quý mùi (17-7-1883), 2 ngày trước khi chết, vua Tự Đức cho triệu Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vào cung lập phụ chính đại thần và ban di chiếu truyền ngôi cho Dục Đức. Để cảnh tỉnh vua mới, bài chiếu có nêu một số khuyết tật của Dục Đức, có đoạn như sau:
“Đản vi hữu mục tật, bí nhi bất tuyệt, cửu khủng bất minh, tính phả hiếu dâm, diệc đại bất thiện, vị tất năng đương đại sự. Quốc hữu trưởng quân, xã tắc chi phúc, xã thử, tương hà dĩ tai!”.
Có nghĩa là: "Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám, sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm, cũng là điều chẳng tốt, chưa chắc đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây!”(18).
Sau khi vua Tự Đức chết, ngày 21-7-1883, Dục Đức triệu tập quần thần ở điện Quang Minh và đề nghị đình thần cho bỏ đoạn di chiếu nói trên, nhưng đình thần không chịu vì cho rằng Hội đồng Phụ chính đã đề nghị vua Tự Đức bỏ đoạn này nhưng nhà vua đã không chịu. Dục Đức “… sai sao tờ di chiếu, tự tay xoá bỏ đoạn ấy đi” (19).
Đến lúc lễ đăng quang, Nguyễn Văn Tường cáo ốm không dự chầu nhưng đứng ở phòng bên. Tôn Thất Thuyết đứng bên cạnh Trần Tiễn Thành. Khi đọc đến đoạn văn trên, Trần Tiễn Thành đọc nhỏ như cố ý không cho ai nghe. Khi đọc xong, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chất vấn Trần Tiễn Thành sao không đọc y như tờ di chiếu. Thành chống chế. Nguyễn Văn Tường yêu cầu Nguyễn Trọng Hợp đọc lại di chiếu. Bài chiếu đọc xong, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phái quân túc vệ canh gác cẩn mật, bắt hết phe cánh của Dục Đức rồi tuyên bố các tội:
+ Tự ý sửa bỏ di chiếu
+ Có đại tang mà mặc áo màu sặc sỡ
+ Hư hỏng, chơi bời
Rồi đề nghị phế bỏ, lập vua mới.
Phan Đình Phùng phản đối, bị bắt trói, Trần Tiễn Thành và đình thần không ai dám trái lệnh, đều kí tên xin ý chỉ của bà thái hoàng thái hậu Từ Dũ để phế Dục Đức (20).
“Hạnh Thục ca” cũng xác nhận Dục Đức chết vì cố ý cải lại di chiếu:
Tự quân chưa chính ngôi trời
Chiếu thư lại cải quên lời sách xưa (21)
Như vậy, việc phế Dục Đức của hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ngoài 3 lí do trên còn có vấn đề sâu sắc là Dục Đức không thể là người cáng đáng được việc nước, không đại diện cho thế đấu tranh vì lợi ích dân tộc của phái chủ chiến trong tình thế cấp bách khi thực dân Pháp luôn dùng áp lực quân sự để hòng chiếm toàn bộ đất nước ta. Các tác giả trong Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đã có nhận xét rất đùng về Dục Đức: “Trước đây ngài có giao thiệp qua lại với người Pháp, từ năm Tân tị (1881), ngài đã từng chuyển giao nhiều tài liệu quan trọng về việc nước cho trú sứ Pháp là Rheinart. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vốn nắm mọi quyền hành trong nước sợ tai hoạ khi ngài lên ngôi, nên thừa dịp này âm mưu phế lập” (22).
Mối quan hệ giữa Dục Đức với khâm sứ Rheinart cũng được Trần Trọng Kim ghi lại trong sách “Việt Nam sử lược”: “Bấy giờ ông Rheinart lại sang làm khâm sứ ở Huế, thấy con vua Đồng Khánh còn nhỏ, lại nhớ ông Dục Đức ngày trước, khi vua Dực Tông (Tự Đức) hãy còn thường hay đi lại với người Pháp. Bởi vậy khâm sứ nghĩ đến tình cũ mà lập Bửu Lân, con ông Dục Đức, lên làm vua (sau này là Thành Thái)” (23).
Vậy, Tự Đức chọn Dục Đức nối ngôi, ngoài việc lớn tuổi, còn là một giải pháp hoà hiếu đối với Pháp, điều đó làm cho phe chủ chiến, đứng đầu là hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, bất ngờ, nên đã phản ứng quyết liệt, dẫn đến việc phế bỏ ngay trong lễ đăng quang. Đây là vấn đề quan điểm chính trị, sự lựa chọn con đường đấu tranh chống Pháp giữa phái chủ chiến và chủ hoà, thoả hiệp, đầu hàng mà Dục Đức đã có nhiều bộc lộ chứ không phải như một số ý kiến trước đây cho rằng việc phế Dục Đức là do Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết “đã đổi tờ di chiếu” (24), hay sợ Dục Đức sau này sẽ trả thù (25).
--- Việc tôn, phế Hiệp Hoà:
Sau khi phế Dục Đức, đình thần lưu ý đến [1 trong – ct.] 2 người có thể kế vị, đó là Ưng Đăng, được vua Tự Đức rất quý. Vua cho rằng: “Ưng Đăng hầu hạ cẩn thận, biết sợ, dạy được, chưa thấy có vết gì, nhưng tuổi còn ít, đương học chưa thông, đương lúc khó khăn này chưa chắc đã am hiểu” (26).
Ưng Đăng lại là em của Công nữ Như Khuê (Đoan Thuận), vợ của Nguyễn Văn Tộ là con trai của Nguyễn Văn Tường. Tự Đức muốn tạo một uy thế cho Nguyễn Văn Tường như khâm sứ Rheinart đã nhận định: “Tự Đức muốn gây thêm tín nhiệm và ảnh hưởng cho thượng thư của mình, làm cho ông này trở thành kẻ thừa hành trung tín theo ý muốn, bằng cách làm cho ông ta quan tâm tới việc đưa lên ngôi một ông hoàng nay đã là anh em rể với con ông” (27).
Phải chăng đây cũng là một lí do sâu xa mà Nguyễn Văn Tường không đồng tình lập Dục Đức lên ngôi.
Trong khi đó, dựa vào di chiếu “Nước cần có vua nhiều tuổi”, Tôn Thất Thuyết đề nghị đình thần lập Lãng quốc công, tức Hồng Dật, em của vua Tự Đức lên ngôi. Tôn Thất Thuyết cho rằng: “Hoàng đệ Lãng quốc công có tư chất thông minh, vốn quen biết sẵn” (28). Trước sự việc lớn lao và bất ngờ, Lãng quốc công lo sợ: “Đứng dậy khóc, nói rằng: Tôi là con út của tiên đế, tư chất tầm thường, thực vạn vạn phần không dám nhận” (29). Nhưng được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường thuyết phục, cuối cùng việc đăng quang vẫn được tổ chức, lập nên triều Hiệp Hoà (20-7-1883). Lo sợ trước uy lực của hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, Hiệp Hoà quay ra dựa vào thế lực của Pháp nhằm củng cố thế lực phe chủ hoà, thân Pháp để ám hại Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Việc bị bại lộ, ngày 26 tháng mười năm Quý mùi (28-11-1883), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết họp đình thần truất phế Hiệp Hoà và sau đó bắt uống thuốc độc mà chết.
--- Việc Ưng Đăng (vua Kiến Phúc):
Sau khi phế bỏ Hiệp Hoà, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cho người đến nhà Dưỡng Thiện ở Khiêm lăng để rước Ưng Đăng về làm vua. Ưng Đăng nói: “Ta còn bé sợ không kham nổi” (30). Nhưng được Nguyễn Văn Tường vả Tôn Thất Thuyết giải thích. Ưng Đăng lên ngôi lấy niên hiệu là Kiến Phúc (2-12-1883). Dưới thời Kiến Phúc nhóm chủ chiến đã nắm được ưu thế ở trong triều, chuẩn bị tích cực cho công cuộc chống Pháp. Song đến ngày Kiến Phúc bị chết, dư luận cho rằng, chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tìm cách giết đi để không ai thực hiện hiệp ước đã kí với Pháp, hoặc vì Kiến Phúc thoả hiệp với Pháp nên nhóm chủ chiến loại trừ, ác ý hơn khi có người cho rằng, chính Nguyễn Văn Tường đã giết vua Kiến Phúc vì bà Học Phi, mẹ của Kiến Phúc, có tư tình với Nguyễn Văn Tường, bị vua quở trách. Lo sợ, Nguyễn Văn Tường tìm cách bỏ thuốc độc giết chết Kiến Phúc.
Dư luận trên hoàn toàn có ác ý với Nguyễn Văn Tường. Vì Kiến Phúc là mục tiêu mà Nguyễn Văn Tường tôn lập làm vua trong quan hệ gia đình mà vua Tự Đức đã tín nhiệm và cũng để thực hiện mục tiêu thành công của phái chủ chiến.
Sự thật thì vua Kiến Phúc chết là vì bệnh. Nhà vua được điều trị trong một thời gian dài. “Đại Nam thực lục” ghi rằng: “Vua không được khoẻ. Bốn tháng trước, ngọc thể vi hoà, đình thần đã xin vua tĩnh dưỡng và chia nhau đi cầu đảo các linh từ. Sau đó đã khoẻ, nhưng chưa được bình phục như cũ. Đến ngày mồng 7 tháng này, ngày kỉ mão, mới ngự điện Văn Minh, chịu lễ chầu mừng, ban thưởng lụa hoa cho các bầy tôi có sai bậc, rồi sau lại không được khỏe. Thái y tiến thuốc, không thấy công hiệu. Ngày mồng 10, nhâm ngọ, bệnh kịch; giờ ngọ hôm ấy vua mất ở chính điện Kiền Thành” (31).
Cái chết của Kiến Phúc cũng được ghi lại trong “Hạnh Thục ca” từ câu 399-404:
“Nào ngờ nhiều nỗi chẳng may
Trị vì sáu tháng bệnh rày lại mang
Hết lòng khấn vái thuốc thang
Gẫm âu số mệnh đành khôn cải trời
Nương mây chút sớm tếch vời
Năm Thân tháng sáu rụng rời cành xuân".
Vua Kiến Phúc lên ngôi lúc 14 tuổi, sau 6 tháng trị vì thì chết. Phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, thượng thư Bộ Hộ Phạm Thận Duật và đình thần tôn Ưng Lịch là em vua Kiến Phúc lên ngôi lúc 12 tuổi, lấy niên hiệu Hàm Nghi, tiếp tục tạo lợi thế cho nhóm chủ chiến trong triều đình Huế.
Từ ngày vua Tự Đức chết, 19-7-1883 đến lúc Kiến Phúc lên ngôi, 2-12-1883, chỉ hơn 4 tháng mà ở triều đình Huế đã có 3 vua bị phế, lập: Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, nên dân gian có câu:
Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường
Nghĩa là:
Một sông hai nước lời khôn nói
Bốn tháng ba vua điềm chẳng lành
Cũng có nghĩa: Một sông (sông Hương), hai nước (Việt – Pháp) là do Tôn Thất Thuyết mà ra. Bốn tháng ba vua là tại Nguyễn Văn Tường. [Cần hiểu với nghĩa tổng hợp cả hai câu, không nên tách từng câu một – ct.].
Hai câu này nhằm phê phán hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết trong việc phế lập các vua trong triều đình Huế [TXA. nhấn mạnh]. Nhưng thực chất việc phế lập của các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là nhằm loại bỏ phe cánh chủ hoà, thân Pháp ở trong triều mà những ông vua này không đại diện cho tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, trái lại họ đã có những hành động câu kết, thoả hiệp với giặc. Việc phế, lập này là chính đáng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và dân tộc, cần được tôn vinh.
4.
Nguyễn Văn Tường với những hoạt động tích cực cho công cuộc chống Pháp (1883-1885).
Việc phế lập các vua thân Pháp là mặt tích cực của phái chủ chiến ở trong triều mà đứng đầu là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Ngay lúc Tự Đức còn sống, Nguyễn Văn Tường đã tham mưu cho nhà vua để tìm cách vô hiệu hoá hiệp ước năm 1874. Rồi thành Tân Sở được xây dựng ở vùng núi Cam Lộ, Quảng Trị được Nguyễn Văn Tường trực tiếp chi huy triển khai từ năm 1883 cùng các sơn phòng khác được xây dựng ở vùng núi các tỉnh miền Trung để chuẩn bị cuộc kháng Pháp lâu dài là một nhạy cảm chính trị của Nguyễn Văn Tường, thể hiện tinh thần chống Pháp tích cực của ông. Hiệp Hoà không dám ra quân, mong chờ giặc Pháp nương tay để vua không bị giết, cung điện không bị tàn phá thông qua một hiệp ước. Các hiệp ước 1883, 1884 như một sự sỉ nhục nên Nguyễn Văn Tường không kí tên để có lí do về sau không thực hiện điều khoản các hiệp ước đó. Người Pháp nhận ra điều nay, đã viết: “Ông Nguyễn Văn Tường cử hai đại diện để ông khỏi phải tự tay kí tên. Đến thương thuyết ở nhà phái bộ, cái từ “Bảo hộ: đã được bàn cãi rất kĩ lưỡng, rồi đến điều khoản V cho phép khâm sứ và tuỳ tùng được ngụ ở Mang Ca, trong Thành Nội cũng được bàn cãi rất lâu” (32).
Giáo sư Đinh Xuân Lâm cũng cho biết: “Một vấn đề nữa rất gay cấn lúc đó: Việc ghi hai chữ “bảo hộ” vào điều ước. Về phía triều đình, ý kiến là không muốn dùng từ “bảo hộ” mà dùng từ “bảo trợ”. Đại diện Pháp tại Huế là Rheinart biết rõ qua báo cáo mật của các giáo sĩ Pháp rằng phụ chánh đại thần Nguyễn Văn Tường kiêm thượng thư Bộ Lại, người trực tiếp theo dõi và chỉ đạo thương lượng với Pháp, cương quyết không chịu để trong điều ước hai chữ “bảo hộ”. Theo ông thà nhường hẳn tỉnh Bình Thuận cho Pháp chứ không công nhận hai chữ “bảo hộ” vào trong nội dung điều ước. Patenôtre phải điện về Paris xin ý kiến. Chính phủ Pháp vẫn giữ hai chữ “bảo hộ” nhưng phảo tu chỉnh lời văn trong điều ước cho mềm dẻo, lịch sự hơn, bỏ bớt những từ và ý xúc phạm triều đình Huế” (33).
Sau khi hiệp ước đã kí, Nguyễn Văn Tường cũng tìm cách trì hoãn, từ chối việc Pháp thực hiện điều ước đ1ng quân ở Mang Cá.
Cái chết của vua Hiệp Hoà làm thất vọng đối với Pháp, một ấm ức mà phía Pháp phải tự kiềm chế, rồi việc tôn Kiến Phúc lên ngôi không cần có ý kiến của Pháp dù khâm sứ De Champeaux phản đối quyết liệt. Nay là lễ đăng quang vau Hàm Nghi, phái chủ chiến cũng không thông qua nhà nước bảo hộ là một sự phủ nhận những điều khoản đã kí, là một thách thức đối với chính phủ Pháp. Do đó, trung tướng Pháp là Millot quyết định đưa gấp một trung đoàn ra Huế để đánh chiếm kinh thành và tấn phong vua mới. Đại tá Guerrier, người chỉ huy đạo quân này, đưa tin hăm doạ Nguyễn Văn Tường, hẹn trong vòng 12 tiếng đồng hồ sẽ pháo kích vào kinh thành (34). Sau những trao đổi căng thẳng giữa Nguyễn Văn Tường và đại tá Guerrier, khâm sứ Rheinart, cuối cùng lễ tấn phong vua Hàm Nghi vẫn được thực hiện như ý muốn của triều đình Huế (35).
Thế là triều đình Huế vẫn của triều đình Huế và vua Hàm Nghi vẫn lên ngôi theo đúng nghi lễ của triều đình Việt nam là nhờ có sự sắp xếp khéo léo và đấu tranh kiên quyết của Nguyễn Văn Tường.
Tiếp đó Pháp đòi đ1ong quân ở đồn Mang cá, yết hầu của kinh thành Huế. Nguyễn Văn Tường lại quyết liệt phản đối. Một tác giả Pháp đã viết: “Ông phụ chính Tường, đúng như chúng ta dự đoán, phản đối kịch liệt hơn bằng cách cho rằng hiệp ước chưa được phê chuẩn và điều V được nói trong hiệp ước là do bị ép, và sự chiếm đóng này sẽ gây trở ngại cho việc phòng thù kinh đô Huế, công việc mà ông phụ chính muốn giấu các nhà chức trách Pháp” (36).
Về việc xử lí chiếc ấn bằng bạc mạ vàng “Việt Nam quốc vương chi ấn” do Trung Hoa cấp cũng hết sức gay cấn. Patenôtre muốn đưa về Paris, Nguyễn Văn Tường lại kiên quyết không chấp nhận. Cuối cùng chiếc ấn bị nung chảy dưới sự chứng kiến của Nguyễn Văn Tường và Patenôtre.
Về vụ án ông hoàng Gia Hưng, một tay sai đắc lực của Pháp mà khâm sứ Rheinart có ý định đưa lên làm vua. Gia Hưng bị bắt, phía Pháp phản đối kịch liệt nhưng Nguyễn Văn Tường tuyên bố: “Ông hoàng phải được toà án Việt Nam xét xử về hành vi đời tư”. Sau vụ xử Gia Hưng, phe chủ hoà và tay chân thân Pháp trong triều đình Huế bị phe chủ chiến loại bỏ. Tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Hưu Độ, tay sai đắc lực của Pháp, được lệnh phải tự sát (37).
Đấu tranh ngoại giao để hạn chế sự can thiệp của Pháp đối với chủ quyền đất nước, loại trừ phe chủ hoà làm tay sai cho Pháp, tăng cường thế lực của phe chủ chiến ở trong triều cùng binh lực là kế sách đánh Pháp lâu dài, Nguyễn Văn Tường đã có những chỉ thị cho quan chức các tỉnh Bắc Kỳ không được tiếp tay cho quân Pháp, không được tuyển lính và phu phen cho đạo quân mà họ cần đến (38).
Một không khí chống Pháp khi âm ỉ, khi sôi sục diễn ra từ trong triều đến các tỉnh ngay sau khi vua Hàm Nghi lên ngôi tạo thành một xu thế tích cực chi phối các hoạt động triều chính làm cho các giới chức Pháp vô cùng lo ngại. Triều đình Huế gửi mua 6.000 thước xích sắt cỡ lớn từ Hồng Kông để giăng ngang ở các cửa sông nhằm chặn tàu Pháp đổ bộ bị Pháp phát hiện trên một chiếc tàu treo cờ Đức làm cho Pháp càng thêm lo lắng (39).
Tờ báo Le Temps (Thời đại) ra ngày 26-3-1885 đã đăng một phóng sự tại Hải Phòng với một tin làm cho các giới chức Pháp quan ngại: “Nhiều dư luận bí mật từ Huế làm ta có thể tiên đoán một cuộc nổi dậy của người An Nam trong tháng 4. Về mặt này tôi thấy lo lắng, vì đây là lần thứ năm hoặc thứ sáu, người ta phải tàn sát hết thảy chúng tôi rồi, kể từ khi tôi đặt chân đến Bắc Kỳ. Đúng là chúng tôi vẫn tiếp tục làm trò cười cho dân tộc này” (40).
Không chỉ phát động chống Pháp ở triều đình Huế và trên đất nước Việt Nam mà hai vị phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết còn liên kết với Cao Miên (Campuchia) để phát động cuộc chiến tranh chống Pháp rộng rãi có quy mô lớn hơn để giành lại chủ quyền, độc lập cho dân tộc. Sự việc này cũng được thể hiện trong báo cáo của Thomson, thống đốc ở Sài Gòn: “Một cuộc điều tra cho sự chỉ đạo của ông Thomson ở Sài Gòn chứng minh rằng những rối loạn ở Cao Miên là do hai ông phụ chính xúi giục bọn ấy gây rối” (41).
Những hoạt động chống Pháp ở trong và ngoài nước nói trên, người Pháp chỉ quy cho vị phụ chính thứ nhất là ông Nguyễn Văn Tường, [chính ông – ct.] mới có óc tổ chức, sự khôn khéo và có nhiều cơ mưu. Họ thấy hối hận khi đã nhận ra một thực tế không thể cưỡng lại được; họ cảm thấy: “nhu nhược và khôi hài trước một vị phụ chính tham lam và xảo quyệt mà ngay buổi đầu chỉ cần một tên cai và bốn lính cũng loại bỏ được cho chúng ta. Một cuộc đảo chính như thế chỉ cách đây một năm khả dĩ có thể thực hiện được, rồi đây sẽ khó khăn” (42).
Với những thông tin nói trên, rõ ràng hoạt động của phe chủ chiến không bị bó hẹp trong triều đình Huế, chỉ là cuộc đấu tranh nội bộ, tranh chấp trong hậu trường như nhiều người từng hiểu mà là một cuộc vận động đấu tranh chống Pháp rộng lớn khắp đất nước và cả nước ngoài mà linh hồn của các hoạt động này đứng đầu là đệ nhất phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường - người mà Pháp lo ngại nhất, một trở lực nguy hiểm đối với chính sách “bảo hộ” của Pháp.
5.
Nguyễn Văn Tường ở lại Huế sau sự kiện ngày 05-7-1885 là một sự đầu thú hay một sứ mạng khó khăn, phức tạp và nguy hiểm của triều đình Huế giao phó.
Ngày 2-7-1885, tướng De Courcy mang theo 3 tiểu đoàn lính Phi, 150 bộ binh, 2 tàu chiến. Vừa đặt chân đến Huế, De Courcy triệu tập ngay cuộc họp với các đại thần đầu triều để trao hiệp ước 1884 vừa được quốc hội Pháp thông qua, định ngày làm lễ ra mắt vua Hàm Nghi để trao quốc thư của chính phủ Pháp [và – ct.] nhân cuộc họp này để bắt Tôn Thất Thuyết.
Biết trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến Toà Khâm sứ để dự họp. Vì thế, việc thương thuyết với De Courcy, Nguyễn Văn Tường phải đứng ra đảm nhận.
Cuộc thương thuyết diễn ra hết sức căng thẳng, nhất là vấn đề nghi lễ tiếp kiến với vua Hàm Nghi của De Courcy. Cả hai bên đều không nhân nhượng. De Courcy hậm hực đơn phương cắt đứt cuộc thương nghị và đòi chờ khi nào Tôn Thất Thuyết lành bệnh mới tiếp tục hội kiến.
Qua tiếp xúc, Nguyễn Văn Tường biết rõ âm mưu của De Courcy là bắt triều đình Huế phải cung đốn tiền bạc, châu báu cho chúng. Nếu không được thoả mãn, chúng sẽ dùng võ lực để đánh chiếm mà trước hết là ngày 24 tháng năm (6-7-1885) sẽ bắt Tôn Thất Thuyết.
Nguyễn Văn Tường đến gặp Tôn Thất Thuyết và báo cho hay:
Ba ngày thì phải đem qua
Không thì hai bốn đáo gia bắt ngài
(Vè Thất thủ kinh đô)
Để bày tỏ thiện chí, Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công quân Pháp mà không báo cho Nguyễn Văn Tường và đình thần biết, bản thân vua Hàm Nghi và tam cung (43) cũng ngỡ ngàng trước quyết định của Tôn Thất Thuyết. Do đó Nguyễn Văn Tường tiếp tục đấu tranh bằng con đường thương nghị để trì hoãn và hạn chế đụng đầu tại Huế.
Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã bàn mưu về cuộc tấn công quân Pháp trước ngày 24 tháng năm âm lịch những để phân công Nguyễn Văn Tường ở lại thương thuyết và đảm trách công việc của triều chính tại Huế một cáh có hiệu quả, có sự trọn vẹn trong việc phân công “kẻ ở” và “người đi” sau khi kinh thành Huế thất thủ, Nguyễn Văn Tường giả vờ như không biết kế hoạch tấn công quân Pháp của Tôn Thất Thuyết. Điều này cần có thêm tư liệu chứng minh để làm sáng tỏ hơn, vì sách “Đại Nam thực lục” có ghi: “Thuyết phân bổ xong, bèn ở lúc đầu canh tư (tức ngày 23) bắt đầu nổ súng ở đài Trấn Bình, tiếng kêu vang động. (Khi ấy Văn Tường ở Bộ Lại đương ngủ. Binh Bộ thự tham tri là bọn Hoàng Hữu Thường nghe tiếng súng nổ, tức thì đến gõ cửa báo Văn Tường biết. Tường dậy, sợ nói: “Nguy rồi!”, bèn vội vàng gửi tâu xin mở cửa Hiển Nhân và cửa Đại Cung, chạy vào Tả vu, nhưng không biết làm thế nào)” (44).
Nhưng nếu Tôn Thất Thuyết bàn với Nguyễn Văn Tường về cuộc tấn công này [thì – ct.] vẫn không lay chuyển được quyết tâm đánh Pháp của Tôn Thất Thuyết, mặc dù Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đều biết hậu quả sẽ bị thất bại và tang thương như thực tế đã xảy ra.
Trước sự bức hiếp của Pháp, Tôn Thất Thuyết bị bắt không tránh khỏi thân phận làm tù binh hoặc sẽ bị giết. Cầm binh quyền trong tay, không lẽ phải bó tay. Một trận quyết tử là thượng sách của bậc anh hùng - Tôn Thất Thuyết đã lựa chọn một cách xứng đáng.
Có ý kiến cho rằng, để khỏi lún sâu vào cuộc chiến tranh đang chuẩn bị dâng lên khắp cả nước, De Courcy đã cố tình khiêu khích Tôn Thất Thuyết - người nắm binh quyền của phe chủ chiến để ép Tôn Thất Thuyết vào thế “hành động non” để cuộc khởi nghĩa này nhanh chóng bị thất bại. Ý kiến này không đúng với mục tiêu từ đầu đến Huế của De Courcy là ổn định Bắc Kỳ và ngăn chận triều đình Huế đừng kích động và nuôi dưỡng các vụ bạo lực khác. Pháp cũng cần tồn tại một ông vua ở Huế để chúng thi hành chính sách “bảo hộ” qua hiệp ước 1884, rồi lấn lướt và khuất phục. Hậu quả của cuộc tấn công đêm 4-7-1885 quả là một bất ngờ lớn đối với Pháp.
Việc Nguyễn Văn Tường ở lại Huế sáng ngày 5-7-1885 bị một số sử sách và dư luận cho là một sự quy hàng, là đầu thú, phản bội của Nguyễn Văn Tường. Đó là suy luận theo logic thông thường của tình huống sự kiện thất thủ kinh đô khi Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi “bôn tẩu” thì Nguyễn Văn Tường lại “đào tẩu” ra hợp tác với Pháp. Sử sách đã quy kết cho việc “ở lại” của Nguyễn Văn Tường đầu tiên là do bản cáo trạng buộc tội Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết của Đồng Khánh trong bài dụ năm 1886. Một sự luận tội nghịch đảo theo quan điểm thống trị của thực dân Pháp như sau: “Tóm lại, là do tự Nguyễn Văn Tường, và Lê Thuyết [Tôn Thất Thuyết bị đổi theo họ mẹ] lộng quyền giết vua này, lập vua khác. Hàm Nghi là công tử bên ngoài, chưa từng được giáo dục trong cung. Hai quyền thần ấy lần này đón lập, nhiều việc man muội, trước thì lợi về dễ khống chế, sau chỉ mưu cho bản thân;bỗng dưng gây hấn, nghiêng đổ tôn xã, bắt hiếp vua chạy đi; Nguyễn Văn Tường liền quỷ quyệt đem thân quay về thú tội với quan đô thống Đại Pháp, rồi đã bị tội lưu, Lê Thuyết thì sống một cách tạm bợ trong rừng. May mà nước Đại Pháp có lòng nhân thứ, giúp ta chấn hưng được nước đã mất, nối lại được thế đã đứt, nước nhà đó mới còn” (45).
Với bài dụ công bố rộng rãi này, cùng các dư luận có ác ý với Nguyễn Văn Tường nên các sử sách về sau phần lớn cho rằng Nguyễn Văn Tường đã ra đầu thú với Pháp. Nhưng sự thật không phải như những lời buộc tội nói trên. Chúng ta căn cứ vào sử liệu đương thời để làm sáng tỏ điều này.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, đệ ngũ kỉ, tập 36, bộ sách được biên soạn dưới triều Thành Thái (1900), 15 năm sau khi xảy ra sự kiện đánh Pháp ở kinh đô Huế. Dù có nhiều hạn chế với quan điểm bảo hoàng và lệ thuộc thực dân, nhưng các sử gia triều Nguyễn đã nói rõ về việc ở lại của Nguyễn Văn Tường là do ý chỉ của bà Từ Dũ - người quyết định cao nhất của hoạt động cung đình dưới triều Hàm Nghi - như sau: “Văn Tường tâu xin vua và xa giá 3 cung đi ra Khiêm cung tạm thời lánh loạn; (khi ấy Văn Tường đã vào bên tả vu, một lát xin mở cửa Hoà Bình đến chỗ Thuyết điều khiển, nhìn trông biết là thất bại rồi, lại vào Tả vu tâu xin vua xuất hành; trong khi vội vã, chỉ soạn được cái ấn ở ngự tiền, văn lý mật sát và ấn kiềm, 2 quả, với hạng để vàng bạc, đồ đệ đem theo); dùng hữu quân đô thống là Hồ Văn Hiển phù xe; giờ thìn hôm ấy bắt đầu từ cửa tây nam ra. Văn Tường vâng ý chỉ của Từ Dụ thái hoàng thái hậu và lưu lại giảng hòa, tức thì đi tắt vào nhà thờ đạo Kim Long. Thuyết ra sau gặp giá, bèn một mình hộ chuyển đến Trường Thi (ở xã La Chử), nhân kèm đi ra ngoài bắc” (47).
Như vậy, Nguyễn Văn Tường ở lại là theo chỉ thị của bà Từ Dũ để làm nhiệm vụ giảng hoà, đó cũng là thế mạnh về ngoại giao của Nguyễn Văn Tường mà trong tình thế bức bách đó rất cần một người ở lại thương thuyết với Pháp để ổn định tình thế, hạn chế đổ máu, tang thương, bảo vệ cung điện, lăng miếu, xã tắc. Vai trò đó không ai có thể thay được Nguyễn Văn Tường - một con người qua thực tiễn đấu tranh đã tạo được nhiều thắng lợi trong mặt trận ngoại giao đối với Pháp.
Trong bản tấu của Nguyễn Văn Tường gửi tam cung (lúc đó ở Quảng Trị) cũng nói rõ lí do và sứ mạng ở lại Huế của ông: “Huống chi kinh thành, miếu điện, lịch đại sơn lăng, một buổi bỏ đi như không, lòng thần tử chịu sao được sự chua xót ấy, nên thần phải tuân theo sắc văn, đem thân lăn lộn ở đây, cùng với quan Pháp đi lại, vì bản tâm của thần, nguyền cùng với xã tắc mất còn, không dám lìa bỏ vậy” (48).
Tiếp đó, ngày 13-7-1885, cùng lúc ban dụ Cần vương, vua Hàm Nghi đã có dụ cho Nguyễn Văn Tường, nói rõ sứ mạng khó khăn, phức tạp và đề cao phẩm chất của Nguyễn Văn Tường, bài dụ có đoạn: “Nay đại thần Tôn Thất Thuyết cùng ta cùng quanh quẩn, còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm, kẻ ở người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản. Trời đất thực cũng chứng giám. Ngươi nên khéo thể tấm thịnh tình của tiên hoàng đối với nước láng giềng rất có thuỷ chung và cùng y giảng rõ về lý thế, cân nhắc về lợi hại, hết lòng thoả hiệp [:hiệp bàn thỏa mãn đôi bên, không phải “thỏa hiệp vô nguyên tắc” – TXA. ct.], phàm những khoản gì bách thiết, chung nhau bàn đổi, cốt khiến cho 2 nước như anh em, vinh nhục cùng quan hệ, vui lo cùng chung nhau mười phần chân thành, không còn dùng đến uy thuật. Lúc này ta mệnh cho hồi loan, trên để phụng dưỡng ba cung, dưới để yên lòng thần dân, khanh cùng với Tôn Thất Thuyết trung trinh chói lọi, muôn thuở cùng sáng, những phường nịnh tử gian phu, đều phải lặn hình giấu bóng. Nam triều ta há chẳng hân hạnh ư, nước Đại Pháp chắc cũng vui vẻ mà cùng giữ lấy cường thịnh vậy. Nếu không như thế thì các miếu xã lăng tẩm và các vương công không kịp đi theo ấy thì hết thảy uỷ cho khanh” (49).
Cuối bài dụ, vua Hàm Nghi có ghi bút: “Khanh nên nghĩ cho kỹ nhé, có muốn nên tâu đối, thì gởi theo đường trạm chờ xét cũng chẳng hại gì” (50).
Khi nhận được bài dụ này, chắc Nguyễn Văn Tường đã có bản tấu gửi đi theo đường trạm nên ngày 18-7-1885, vua Hàm Nghi lại có bài dụ cho hoàng tộc, có đoạn: “Nay đã có phụ chính huân thần là Nguyễn khanh (51) ở lại giảng nói, che chở nhiều việc, hơi được yên ổn; huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế, thực là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được. Trẫm cũng dụ cho đại thần ấy hết lòng bàn tính công việc, tâu chờ quyết định. Vương công đều là cốt nhục chí thân, đều nên thương ta khổ tâm, thể tất ta vô cùng. Phàm việc gì cùng với Nguyễn khanh châm chước thoả đáng, cốt không trái với cương thường của trời đất. Nên được nền bình trị lâu dài của quốc gia, ngõ hầu để được tiếng thơm muôn đời, thế là lành lắm, tốt lắm. Trời đất dài lâu, gặp nhau có hẹn. Nước nhà suy thịnh, gặp hội đổi thay, càng nên trân trọng di dưỡng, để yên tấm lòng xa của người tuổi trẻ. Còn ra sẽ uỷ cho Nguyễn khanh sẽ vì ý thân điều đình cho thoả đáng, vụ được như thường. Phàm người họ ta, cần tin lời ta nhé…” (52).
Sau khi trở lại Huế, bà Từ Dũ cũng có bài dụ, có đoạn nhắc đến Nguyễn Văn Tường: “Trong khi vội vã, phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường, tức thì đem lão cung và xe vua ra thành tạm lánh. Ta nhân dặn thầm đại thần ấy rằng: ‘Lui cùng với quan Pháp ở trong bàn tính; may được nghe lời và sớm tan quân’” (54).
Rõ ràng việc Nguyễn Văn Tường ở lại Huế là một sứ mạng nguy hiểm, phức tạp được vua Hàm Nghi và thái hoàng thái hậu Từ Dũ là hai người chịu trách nhiệm tối cao của triều đình Huế hồi bấy giờ giao phó. Đó cũng là một sách lược chính trị tích cực “Chia tách triều đình” trong một tình thế nguy nan chưa từng có, với một hi vọng bảo tồn được kinh đô, tôn miếu, xã tắc và khôi phục chủ quyền của đất nước.
Nguyễn Nhược thị Bích, tác giả tập “Hạnh Thục ca”, đương thời là bí thư cho bà Từ Dũ cũng viết từ câu 631 – 635:
“Thấy người trước đón lên đường
Gửi rằng: “Có Nguyễn Văn Tường chực đây”
Phán rằng: “Sự đã dường này
Ngươi tua ở lại, ngõ rày xử phân”
Vâng lời Tường mới lui chân”
Tác giả khuyết danh trong “Dậu tuất niên gian phong hoả kí sự” lại cho rằng, việc đánh Pháp đêm 4-7-1885 là có sự bàn bạc giữa Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, và có sự phân công giữa hai người; nếu như việc đánh Pháp không thành,
Nguyễn Văn Tường sẽ giả vờ đầu thú ở lại Huế làm kế hoãn binh để nuôi chí phòng xa; điều đó đã được thể hiện trong những câu thơ từ 53 đến 59 như sau:
“Thuyết – Tường sanh sự sự sanh
Đem Hàm Nghi trốn bôn hành Khiêm Lăng
Cùng nhau bàn luận rứa răng
Thuyết đi hộ giá, Tường băng về đầu
Khéo làm chước nhiệm mưu sâu
Pháp quan mắc mớp tưởng đâu thiệt tình
Vốn là cái cớ hưỡn binh”
“Đại loạn năm Ất dậu” của một tác giả khuyết danh cũng đánh giá cao kế sách “đào ngũ” của Nguyễn Văn Tường để đánh lừa De Courcy:
“Ai ngờ kia làm việc bậy quá to
Bỗng chốc dĩ đào vi thượng sách
Toàn nghe nói tưởng Tường kim thạch
Mà nổi cơn giận Thuyết lôi đình”
Về kế hoãn binh này, Nguyễn Văn Tường ở lại như là một mục tiêu chấp nhận sự hi sinh để cản ngăn cuộc truy đuổi vua Hàm Nghi cũng được Nguyễn Văn Tường trình bày trong bức thư gửi ông nguyên soái Pháp ở Tahiti:
“Bất ngờ 2 giờ đêm hôm ấy, trong thành nghe tiếng súng. Thiểm [chức – ct.] liền phái người đến Bộ Binh, thì Tôn Thất Thuyết cùng gia quyến đã đi đâu từ bao giờ. Tức thì thiểm cùng đình thần vào nội tâu. Hoàng đế sắc: Không biết vì sao mà có tiếng súng và cũng không thấy ai tâu báo để cho ngài biết. Lúc hai bên giao chiến, điện đài sụp đổ, thế rất kinh nguy, thiểm cùng đình thần cùng hoàng thượng, Từ Dũ thái hậu, hoàng thái hậu và hoàng thái phi xin ra ngoài thành ấy cho quan hầu hộ giá lên chùa Thiên Mụ tạm trú. Còn thiểm lập tức lên giám mục Lộc (Caspar) tại nhà thờ xã Kim Long, nhờ giám mục viết thư nói với Toà [Khâm – ct.] rằng, việc ấy do Tôn Thất Thuyết làm quấy chớ thiểm và đình thần bổn quốc không có gì khác. Xin quan toàn quyền và quan khâm sứ châm chước thế nào để bảo tồn sự hoà hảo trước. Khi 7 giờ sáng, mượn người đem thơ đến Sứ quán, Thiểm ở lại nhà thờ để đợi. Vì đó là hai bên đang bắn nhau nên đến 12 giờ trưa thơ ấy mới đến Sứ quán. Đến 3 giờ chiều mới được phúc thơ của quan Khâm sứ nói rằng nên rước hoàng đế về sẽ được hoà hảo như cũ, không có ngại gì…” (56) [[a]].
Gia phả họ Nguyễn Văn Tường cũng cho biết: “Lúc nửa đêm 22-5, ông Tôn Thất Thuyết không thương nghị với ông trước đêm quân lính tấn công quân Pháp. Mờ sáng quân Pháp phản công, quân ta thất trận, ông liền vào thành nội tâu với vua Hàm Nghi cùng tam cung lánh ra bên ngoài thành, lên Kim Long. Bà Từ Dũ ra lệnh cho ông phải trở về kinh điều đình với người Pháp để cho nhân dân và xã tắc được yên ổn (Việc này trong bài “Hạnh Thục ca” của Nguyễn Nhược thị có ghi rõ).
Vâng lệnh ông trở lui và đến nhờ ông cố đạo Lộc can thiệp với nguyên soái Pháp thì được nguyên soái Pháp phúc đáp: Nếu rước vua Hàm Nghi về triều thì hai nước sẽ được hoà hảo như cũ. Ông đích thấn đến Toà Khâm thương nghị rồi lên chùa Thiên Mụ thì vua cà tam cung cũng đã được ông Tôn Thất Thuyết phò ra Quảng Trị rồi” [[b]]
Với những tư liệu minh chứng này, Nguyễn Văn Tường không những được minh oan về tội “đầu thú, quy hàng” mà vẫn được xem như một trong những nhân vật hoạt động yêu nước tích cực nhất cho đến thời điểm xảy ra cuộc tập kích quân Pháp đêm 4-7-1885 ở kinh thành Huế.
6.
Bi kịch yêu nước của Nguyễn Văn Tường (từ ngày 5-7-1885 – 1886) [[c]].
Cuộc đụng đầu lịch sử Việt – Pháp đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7-1885 ở kinh đô Huế đã đưa triều đình Huế và đất nước vào một vòng xoáy hiểm nguy dẫn đến sự phân hoá rã rời trong nội bộ giai cấp thống trị. Hai người cầm đầu phái chủ chiến,
Tôn Thất Thuyết bỏ kinh thành đưa vua Hàm Nghi ra vùng kháng chiến để có danh nghĩa “phát động Cần vương”, Nguyễn Văn Tường ở lại Huế để tiếp tục đấu tranh ngoại giao nhằm hạn chế những tổn thất sau cuộc chiến nổ ra mà kẻ địch đã hoàn toàn thắng thế. Một vua Hàm Nghi, linh hồn của cuộc đấu tranh chống Pháp đã bỏ kinh thành theo kháng chiến và một vua Đồng Khánh là anh ruột của Hàm Nghi được đưa lên ngôi để tiếp tay cho Pháp, chống lại Hàm Nghi và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Thực dân Pháp đã nắm toàn bộ quyền điều hành triều đình Đồng Khánh.
Nguyễn Văn Tường đã ở vào thế hiểm nghèo nhất của giai đoạn lịch sử ngắn ngủi đó.
Theo bài dụ cho Nguyễn Văn Tường ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi nói rõ:
-- Ngươi là phụ chính đại thần ở lại mà thương đàm
-- Lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản
-- Tôn miếu, xã tắc, lăng tẩm và các vương cọng không kịp đi, hết thảy đều giao cho Nguyễn Văn Tường.
Vua Hàm Nghi dụ cho hoàng tộc ngày 18-7-1885 cũng nhắc những nhiệm vụ trên cho Nguyễn Văn Tường.
Như vậy, ít ra là sau gần nửa tháng khi nổ ra cuộc tấn công quân Pháp ở kinh đô Huế, Nguyễn Văn Tường vẫn giữ chức phụ chính triều đình Hàm Nghi lo việc ngoại giao với Pháp và quản lí kinh đô Huế. Với nhiệm vụ trên, Nguyễn Văn Tường đã làm được gì cho nhà Nguyễn và đất nước:
-a- Sự ở lại Huế của Nguyễn Văn Tường sáng ngày 5-7-1885 trở thành mục tiêu thu hút sự chú ý của Pháp và đổi từ biện pháp đấu tranh vũ trang qua sách lược thương thuyết để có thời gian “trì hoãn” cho vua Hàm Nghi lên đường lánh nạn an toàn.
-b- Cuộc chiến tạm dừng và hạn chế được sự tổn thất ở kinh đô Huế.
-c- Ổn định tình thế, giữ được an toàn cung diện, lăng miếu, xã tắc, hoàng tộc.
-d- Theo một số tư liệu đương thời, Nguyễn Văn Tường vẫn liên lạc với Tôn Thất Thuyết, có sự phối hợp đấu tranh giữa đàm phán và vũ trang với Pháp.
Mặt khác, sự có mặt của Nguyễn Văn Tường ở Huế và vai trò của ông đã gây trở ngại cho công cuộc đấu tranh chống Pháp của dân tộc:
-a- Nguyễn Văn Tường là gương mặt tích cực hoạt động trong phái chủ chiến, nhưng do không được bàn bạc và phân công với Tôn Thất Thuyết trong đêm 4-7-1885 nên ông đã không theo Tôn Thất Thuyết để phò vua Hàm Nghi tiếp tục chống Pháp đã làm phân hoá lực lượng kháng Pháp ở trong triều đình Huế. Ở lại Huế, Nguyễn Văn Tường đã theo lệnh Pháp tìm cách đón bà Từ Dũ trở về Huế, lực lượng kháng chiến lại bị suy yếu hơn, bà Từ Dũ trở thành người tiếp tay cho Pháp để chúng thực hiện các mục tiêu cai trị ở kinh đô Huế (57).
-b- Nhiều tài liệu cho biết Nguyễn Văn Tường đã viết thư cho các địa phương đi tìm vua Hàm Nghi để rước về kinh theo yêu cầu của Pháp, mặt khác ông đã tổ chức lực lượng đuổi bắt vua Hàm Nghi và lên án Tôn Thất Thuyết (58).
Trong thời gian 2 tháng ở Huế, Nguyễn VănTường bị kiểm soát hết sức nghiêm ngặt bởi đại uý Schmitz, sau đó là phó công sứ Hamelin, có một toán lính Pháp canh giữ. Khâm sứ De Champeaux được chỉ định làm thượng thư Bộ Binh sung Cơ mật viện đại thần, Nguyễn Hữu Độ - tay sai đắc lực của Pháp được triệu về Huế sung vào Hội đồng Cơ mật. Trong hoàn cảnh bị kiểm soát và theo dõi như vậy, rõ ràng Nguyễn Văn Tường không dễ gì hoạt động cho phong trào Cần vương, cũng như thực hiện đầy đủ chi dụ của vua Hàm Nghi.
Người Pháp đã lợi dụng uy thế của Nguyễn Văn Tường để ổn định tình hình, kêu gọi vua Hàm Nghi trở về kinh đô, Nguyễn Văn Tường trở thành một thủ pháp đặc lợi cho Pháp trong giai đoạn đầu khi chúng chiếm được kinh đô mà không có vua, không có triều đình, không còn cơ sở để chúng thực hiện chính sách bảo hộ. Còn Nguyễn Văn Tường đã quá tin vào khả năng ngoại giao của mình và sự thiện chí của Pháp, mong xoay chuyển tình thế để có lợi cho triều đình và đất nước là ảo tưởng. Khi chủ quyền không còn, đấu tranh vũ trang yếu ớt thì khả năng đàm phán sẽ không có hiệu quả. Nguyễn Văn Tường dù tài giỏi đến đâu thì cũng chỉ là bi kịch đáng thương của thời cuộc để cho kẻ thù lợi dụng mà thôi. Nguyễn Văn Tường bị quản lí ở Toà Thương bạc nhưng thực chất là thân phận của một tù nhân với nhiều kẻ thù hàng ngày phải đối mặt: thực dân Pháp, hoàng thân theo Pháp, Nguyễn Hữu Độ và các đại thần tay sai vốn có hận thù với Nguyễn Văn Tường… thì sớm muộn Nguyễn Văn Tường cũng bị giết hoặc bị án lưu đày và số phận của ông, bi kịch nhà yêu nước Nguyễn Văn Tường không vượt qua được hoàn cảnh và nghịch lí cuộc đời.
Tác giả Phan Khoang có nêu một chi tiết: Ngày 6-7-1885, khi Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra đến Quảng Trị thì nghe tin Nguyễn Văn Tường ra đầu thú với Pháp. Trước mặt vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết sai một gia nhân về Huế để đốt nhà riêng Nguyễn Văn Tường, nhà ở trong kinh thành, gần cửa Đông Ba, bị đốt ngày 24-7-1885 (59).
Chi tiết trên chúng tôi chưa có đủ tư liệu để kiểm chứng, nhưng rõ ràng, hành động này của Tôn Thất Thuyết nếu có là không phản ánh đúng tinh thần bài dụ của vua Hàm Nghi gửi cho Nguyễn Văn Tường ngày 13-7 như đã nêu. Và quả là nhà Nguyễn Văn Tường bị đốt vào ngày 24-7-1885, khi đó Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi lên tận biên giới Việt – Lào? Nếu nhà Nguyễn Văn Tường bị đốt có thể là một đòn li gián của Pháp đối với Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường vì lúc đó Pháp đã kiểm soát toàn bộ kinh thành Huế, cũng có thể là do những mâu thuẫn, hận thù vốn có trước đây đối với Nguyễn Văn Tường trong nội bộ của triều đình Huế nên đã gây ra.
Không thể đưa vua Hàm Nghi trở lại Huế, phong trào Cần vương lại nổ ra khắp nơi, gây cho Pháp nhiều khó khăn. Nguyễn Văn Tường quả là không đáp ứng được yêu cầu của Pháp, ngày 6-9-1885, đúng 2 tháng sau khi cam kết với tướng De Courcy, số phận Nguyễn Văn Tường đã bị quyết định bởi bản án bị lưu đày.
Sách “Đại nam thực lục” ghi lại như sau:
“Đô thống Đại Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy] bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công, là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thủy chạy đi Gia Định. Cứ theo lời cáo thị của khâm sứ Tham-bô [De Champeaux] nói: Văn Tường từng đã chống cự nước ấy [Pháp] thực đã nhiều năm. Từ khi cùng Tôn Thất Thuyết sung làm phụ chánh, chỉn lại đổng suất quan quân nổi dậy công kích quan binh nước ấy [Pháp]; và Văn Tường do đô thống ấy xin [chính phủ Pháp – TXA. ct.] cho hai tháng [nhằm để – TXA. ct.] lo liệu việc nước cùng Bắc Kỳ cùng được lặng yên vô sự; [kì thực – TXA. ct.] đến ngày 27 tháng ấy hết hạn, mà các tỉnh Tả kỳ về phía nam, có nhiều nơi nổi quân chém giết dân giáo. Đến đây đô thống ấy định án, ƯNG [:NÊN ; PHẢI – TXA. ct.] kết tội lưu” (60).
Tướng De Courcy - người quyết định số phận Nguyễn Văn Tường quả quyết cho rằng: “Ông Tường luôn luôn liên lạc với Tôn Thất Thuyết và nhúng tay vào mọi âm mưu lật đổ” (61).
Hoạt động của Nguyễn Văn Tường còn được Puginier viết: “Vua Hàm Nghi đi theo Thuyết còn phụ chính Tường ở lại, vẫn giữ nguyên chức tước, và sau một thời gian trá hàng, lại tiếp tục có những hành động đối kháng. Chính theo lệnh của y mà khoảng 30.000 giáo dân đã bị hại chỉ trong vòng 2 tháng và hơn 1.000 người khác cũng chịu chung số phận do các quan lại thi hành mệnh lệnh trên…” (61).
Như vậy, chúng ta hiểu được phần nào trong thời gian 2 tháng Nguyễn Văn Tường ở lại Huế và số phận của ông đã bị quyết định.
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Đính (74 tuổi – thân sinh của Tôn Thất Thuyết) và Phạm Thận Duật (thượng thư Bộ Hộ, Cơ mật viện đại thần, bị bắt ở Quảng Trị) đều bị kết án đày đi Côn Đảo. Khi lên tàu ra Côn Đảo, tướng De Courcy có kèm theo mật hàm gửi cho chúa đảo là Caffort với lời dặn: “Tầm quan trọng chính trị của những tù nhân này đòi hỏi phải được giám sát hết sức nghiêm ngặt với bất cứ giá nào” (63).
Khi bị đi đày, Nguyễn Văn Tường bị Pháp đổ thuốc độc vào miệng rụng hết cả răng (64).
Ở Côn Lôn 6 tháng, đến tháng 2-1885, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Đính, Phạm Thận Duật bị đưa lên tàu để chuyển đi đày tại đảo Tahiti (thuộc địa của Pháp ở Thái Bình dương) (65). Nguyễn Văn Tường sống 5 tháng ở Tahiti trong những nổi dằn vặt, đau đớn và cô đơn với một kì vọng không thành, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 30 tháng 7 năm 1886 do bệnh ung thư cổ họng (66).
Thi hài của Nguyễn Văn Tường được đặt trong một quan tài bằng kẽm để trong một hầm mộ. Ngày 9 tháng 12 năm 1886, Pháp cho chuyển thi hài ông đưa về nước. Tôn Thất Đính, người gần gũi bên ông trong năm tháng cuối đời, đã tổ chức khâm liệm lúc ông qua đời, được tháp tùng đưa thi hài Nguyễn Văn Tường về quê.
Có tài liệu cho rằng: Khi quan tài về đến Thuận An, vua Thành Thái nói với các quan rằng: “Nên đem gậy sắt đánh lên quan tài đứa phản phúc ấy” (67).
Sự việc này không đúng với sự thật lịch sử và tư liệu sưu tầm ở địa phương: Gia phả họ Nguyễn cho biết: “Đinh hợi niên Pháp quốc phái binh thuyền tải quan cữu hồi quán, lăng mộ tại bổn xã Hồng Điền xứ, sổ niên hậu tái cát táng” (68).
Như vậy, Nguyễn Văn Tường mất ngày 30-7-1886 đến ngày 9-12-1886 (Bính tuất), quan tài chuyển về đến quê nhà. Còn Thành Thái, con của Dục Đức bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế bỏ, lên ngôi vua vào đầu năm 1889, hai năm sau khi thi hài Nguyễn Văn Tường được đưa về quê, như vậy giả thuyết này hoàn toàn không có căn cứ.
Hậu duệ của Nguyễn Văn Tường ở làng An Cư cho biết: Do nghi ngờ nên vài năm sau con cháu Nguyễn Văn Tường đã tổ chức cất bốc để biết đích thực người thân ở trong quan tài. Hòm kẽm được mở ra, hài cốt Nguyễn Văn Tường vẫn còn nguyên vẹn được chuyển vào một hòm gỗ, thực hiện đúng nghi thức cải táng của gia đình. Lăng mộ Nguyễn Văn Tường ở cánh đồng xứ Hồng Điền, làng An Cư được xây dựng từ cuối thế kỉ XIX, đến nay cơ bản vẫn được bảo tồn.
Nguyễn Văn Tường là nhân vật lớn của đất nước vào thế kỉ XIX, là đại quan đầu triều trong triều đình Huế bị kết án tù, đày qua đảo Tahiti, chết ở xứ người, rồi đưa về quê qn táng. Ông yên nghỉ ở quê nhà đã được gần 120 năm, nhưng hậu thế nhận diện về sự nghiệp của ông vẫn chưa tỏ tường, lời bình phẩm về ông đến nay vẫn chưa dứt. Bài viết này chỉ mong đóng góp một phần nhỏ hiểu biết về ông, một tài năng lớn, một nhà ngoại giao hàng đầu của nước ta dưới triều Nguyễn, sống và xây dựng sự nghiệp ở một giai đoạn chênh vênh nhất của lịch sử, ông đã vượt qua và giành những thắng lợi lớn. Nhưng cuối cùng ông lại sai lầm khi chọn điểm rơi đúng vào lúc lưới bẫy của kẻ thù đang giăng ra. Tài năng của ông, sự nghiệp của ông, bỗng chốc bị thui chột, song bản án mà kẻ thù dưới triều vua Đồng Khánh đã giành cho ông cùng những nhà yêu nước tiêu biểu khác (Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đính, Phạm Thận Duật) cũng phần nào giải toả được những gì về một tấm lòng yêu nước, thương dân mà ông đã gửi lại cho hậu thế bằng hai câu thơ “Giải triều”, trong đó có hai câu cuối phản ánh nỗi niềm của ông, về một hoài bão dở dang, một tài năng bất lực trước thời cuộc, nhưng cả cuộc đời ông vẫn một mực yêu nước, trung vua và lấy dân làm trọng.
PGS.TS. ĐỖ BANG
(Tập tham luận tại Hội thảo khoa học: Nhiều tác giả, “Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường [1824-1886] -- Các báo cáo khoa học”, Trung tâm KHXH. & NV. Huế - Đại học Huế, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Huế Xưa & Nay tổ chức và ấn hành, 02-7-2002, tr. 20 – 41.
In lại trong cuốn: Nhiều tác giả, “Cố đô Huế xưa và nay”, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế - Nxb. Thuận Hoá, 2005, tr. 313 - 340).
[TXA. gõ phím vi tính : 03-03 HB7 (2007)]
Chú thích của PGS. TS. Đỗ Bang:
(1) Bản chữ Hán gồm 40 tờ (80 trang) do ông Nguyễn Thanh Đàn, 75 tuổi, nhà ở 179 Chi Lăng, Huế giữ. Bản này do chính Nguyễn Văn Tường, đời thứ 7, phụng soạn năm Giáp tuất (1874), lúc ông làm thượng thư Bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần. Sau khi ông mất, cháu nội ông, đời thứ 9, là Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Văn phùng đều làm quan ở triều đình Huế tu soạn; dẫn tờ 13a.
(2) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, bản dịch, tập 24, Nxb. Khoa học xã hội, 1971, tr. 164-165.
(3) Năm này không đúng, lấy theo năm thi của “Đại Nam thực lục” là 1842.
(4) Gia phả chi Nguyễn Văn, tờ 13b.
(5) Là vợ của Nguyễn Văn Tộ, còn gọi là Công nữ Như Khuê, là chị của Ưng Đăng, con nuôi của vua Tự Đức, sau này lên ngôi là Kiến Phúc.
(6) Hạo Nhiên Tôn Thất Hào, “Chiêu tuyết Kỳ Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường”, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 20-6-1996, tr. 88.
(7) Dẫn lại Yoshiharu Tsuboi, “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1947 – 1885)”, Hội Sử học Việt Nam, bản dịch Nguyễn Đình Đầu, in lần thứ 2, 1993, tr. 291.
(8) Nguyễn Đắc Xuân, “Hương giang cố sự”, Tủ sách Sông Hương, 1986, tr. 46.
(9) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, đệ tam kỉ, tập 24, sđd., tr. 164.
(10) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 32, sđd., tr. 358.
(11) Delvaux, “Phái bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên”, B.A.V.H., 1916, “Những người ban cố đô Huế”, tập I, bản dịch Đặng Như tùng, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1997, tr. 36.
(12) Lưu trữ AOM. Aix – Amiraux 12940. Dẫn lại Yoshiharu Tsuboi, sđd., tr. 292 – 293.
(13) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 33, sđd., tr. 58.
(14) Dẫn lại: Yoshiharu Tsuboi, sđd., tr. 293.
(15) Dẫn lại Yoshiharu Tsuboi, sđd., tr. 294.
(16) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 34, 1976, sđd., tr. 6.
(17) Theo “Nguyễn Phúc tộc thế phả”, Hồng cai sinh 5 người con trai, 7 con gái. Con trai trưởng là Ưng Thị (Thì, Kỹ, Đường), con thứ là Ưng Đăng, con thứ 5 là Ưng Lịch, sau này là vua Hàm Nghi; vì thế trong nhân gian có câu truyền như:
Một nhà sinh được ba vua
Vua con, vua mất, vua thua chạy dài
(18) Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, “Nguyễn Phúc tộc thế phả”, Nxb. Thuận Hoá, 1995, tr. 375; “Đại Nam thực lục”, tập 35, sđd., tr. 199.
(19) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, sđd., tr. 207.
(20) Dục Đức bị giam ở Dục Đức đường, chuyển qua Viện Thái y, rồi giam ở lao phủ Thừa Thiên, bị bỏ đói chết ngày 20-10-1884.
(21) Câu 161 – 162, tác giả là Nguyễn Nhược Thị Bích, bí thư của bà Từ Dũ.
(22) Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, “Nguyễn Phúc tộc thế phả”, sđd., tr. 372.
(23) Trần Trọng Kim, “Việt Nam sử lược”, sđd., Tân Việt, Sài Gòn, 1964, tr. 556.
(24) Trần Trọng Kim, sđd., tr. 553.
(25) Phan Trần Chúc, “Vua Hàm Nghi”, tái bản, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1995, tr. 9.
(26) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, tr. 201.
(27) Dẫn lại: Yoshiharu Tsuboi, sđd., tr. 295.
(28) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, tr. 208.
(29) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, tr. 209.
(30) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 35, tr. 257.
(31) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, tr. 150 - 151.
(32) A. Delvaux, sđd., tr. 59.
(33) Đinh Xuân Lâm, “Vai trò của sứ bộ Phạm Thận Duật trong đấu tranh cho một số điều khoản có lợi cho phong trào trào Cần vương (1885 – 1896)”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học “Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”, sđd., tr. 22.
(34) A. Delvaux, sđd., tr. 62.
(35) A. Delvaux, sđd., tr. 62.
(36) A. Delvaux, sđd., tr. 63.
(37) A. Delvaux, sđd., tr. 65; Phan Khoang, “Việt Nam Pháp thuộc sử (1884-1845), Khai Trí, Sài Gòn, 1961, tr. 344.
(38) A. Delvaux, sđd., tr. 68.
(39), (41) A. Delvaux, sđd., tr. 65; Phan Khoang, sđd., tr. 344.
(40) A. Delvaux, sđd., tr. 66.
(42) A. Delvaux, sđd., tr. 70.
(43) Tam cung là ba vị: thái hoàng thái hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức), hoàng thái hậu Thuận Hiếu (vợ vua Tự Đức); bà Học phi (vợ thứ vua Tự Đức; mẹ nuôi vua Kiến Phúc).
(44) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 220.
(45) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 133.
(46) Như vậy, Nguyễn Văn Tường vào nhà thờ Kim Long để tìm cơ hội thương thuyết với Pháp thì Tôn Thất Thuyết đã đón vua ra Quảng Trị trước. Do đó, không nên quy kết Nguyễn Văn Tường không [phò] xa giá đưa vua ra Quảng Trị mà ở lại Huế.
(47) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 221.
(48) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 224.
(49) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 225 - 226.
(50) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 226.
(51) Tức Nguyễn Văn Tường.
(52) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 227 - 228.
(53) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 320.
(54) In trong tập “Tinh hoa công giáo ái quốc Việt Nam” của Lam Giang, Võ Ngọc Nhã, tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1970, tr. 478.
(55) “Tinh hoa công giáo ái quốc Việt Nam”, tlđd., tr. 478.
(56) Trích trong “Lô Giang tiểu sử” của Nguyễn Văn Mại, bản dịch Nguyễn Huy Xước, bản ronéo, tr. 40, 41.
(57) Thực ra, ngày 9-7-1885, lúc Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên Tân Sở, bà Từ Dũ đòi trở về Huế. Vua Hàm Nghi phải từ biệt tam cung rồi lên đường.
(58) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 235; A. Delvaux, sđd., tr. 77.
(59) Phan Khoang, sđd., tr. 353.
(60) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, tập 36, sđd., tr. 247.
(61) A. Delvaux, sđd., tr. 80.
(62) Dẫn lại: Nguyễn Văn Kiệm, “Cuộc kháng chiến chống Pháp tiếp tục của nhà nước phong kiến Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XIX”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học “Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)”, sđd., tr. 14.
(63) “Côn Đảo, kí sự và tư liệu”, Ban Liên lạc tù chính trị, Sở Văn hoá – Thông tin Tp. Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, 1998, tr. 85.
(64) “Côn Đảo, kí sự và tư liệu”, sđd., tr. 85.
(65) Trên đường đi, Phạm Thận Duật bị chết, Pháp đã vứt xác xuống biển.
(66) Bác sĩ Bùi Minh Đức trong bài viết “Một bệnh nhân tai mũi họng” đăng trên Y tế nguyệt san, bộ VIII, số 2, thánh 2-2002, tr. 15-19. Căn cứ vào các tư liệu để lại, nhất là bác sĩ đã theo dõi Nguyễn Văn Tường, tác giả cho rằng: trước và sau ngày khởi nghĩa ở kinh đô Huế, Nguyễn Văn Tường đã bị bệnh ung thư cổ họng hành hạ và ông chết sau một năm [kể từ ngày] kinh đô Huế thất thủ.
(67) Đào Trinh Nhất, “Phan Đình Phùng” và “Việt sử giai thoại”, Nxb. Văn Học, Hà Nội, 2000, tr. 57, 65.
(68) Gia phả, sđd., tờ 13.
(Chú thích của PGS.TS. Đỗ Bang)
Ghi chú của Trần Xuân An:
[[a]] Lá thư gửi thống đốc Tahiti trong “Lô Giang tiểu sử” là một lá thư giả do nhưng người chủ hoà bịa ra để biện minh cho họ. Chỉ độc nhất “Lô Giang tiểu sử” có chép lại lá thư này. Xin xem thêm đoạn cuối bài trích đoạn và bình chú “Chống xâm lăng” (bộ sách của GS. Trần Văn Giàu), theo link:
Đoạn gần cuối trang web:
http://tranxuanan-nvtnntnghia.blogspot.com
Xin trích lại như sau:
Lời người biên soạn: Trong bài viết tập trung phân tích bài thơ “Giải triều…” – Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi 05.7. 1885 –, chúng tôi đã làm sáng tỏ đoạn kết của cuộc đời Nguyễn Văn Tường. Cũng trên cơ sở các văn kiện gốc trong tư liệu chuẩn cứ là ĐNTL.CB. IV, V, VI (1847 –1888), chúng tôi sử dụng thêm các tư liệu, bài viết của Puginier [17], Delvaux, H. Le Marchant de Trigon…, đã được công bố từ 1890 đến 1917, và bài viết của Jabouille, “Một trang viết về lịch sử tỉnh Quảng Trị: tháng 9.1885” [18] để minh chứng.
Tất nhiên chúng tôi cũng đã phê phán luận điệu trong bài viết “Một kinh đô phù du: Tân Sở” (1914) của H. de Pirey [19] và trong hai bài viết “Pháp đánh chiếm kinh thành Huế” (1920) và “Cái chết của Nguyễn Văn Tường, cựu phụ chính An Nam” (1823) của Delvaux [20], là đầy thù hận, thiếu trung thực… Rất tiếc là hiện nay nhiều người, trong chừng mức nào đó, còn bị nhiễm độc từ ba bài viết vừa nêu của hai cố đạo vốn là linh mục quản hạt tại Quảng Trị này! Và, xin vô phép được nêu câu hỏi: Phải chăng GS. Trần Văn Giàu cũng phần nào bị “ảnh hưởng” các chi tiết xuyên tạc (vốn là thủ đoạn khích tướng, li gián của Pháp), bởi luận điệu của hai cố đạo ấy, mà chúng tôi đã lược bỏ? Chúng tôi cũng xin vô phép ngờ rằng các tác giả trong Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) [21] cũng ít nhiều chưa thoát khỏi “định kiến” do các bài báo của H. de Pirey, Delvaux nói trên gây ra? Thảo nào GS. Trần Văn Giàu còn gọi tên giám mục tả đạo vốn mang bản chất thực dân thâm độc, cuồng bạo Puginier là “ông”!
Mong GS. đọc kĩ bài viết của chúng tôi một lần nữa và quan trọng nhất là kiểm chứng lại giúp tư liệu chúng tôi đã ghi rõ xuất xứ [22].
Về hiện tượng thư từ giả, chính lá “Thư gửi thống đốc Tahiti” (trong Lô Giang tiểu sử [1927] [23]) cũng đã nói đến (thư giả trong vụ Hà Văn Quan; thư chiêu binh Trung Hoa cứu viện cho kinh đô của Nguyễn Văn Tường sau 05.7.1885). Đó là một hiện tượng không có gì lạ, ngay ở thuở bấy giờ. Chúng tôi đã trích dẫn H. Le Marchant de Trigon (thanh tra hành chính Pháp tại Đại Nam) [24] để chứng minh “Thư gửi thống đốc Tahiti” cũng là thư giả. Các tư liệu của Puginier (1890), Delvaux (1916) [25] … càng chứng minh nội dung là thư ấy là hoàn toàn bịa đặt và xuyên tạc sự thật lịch sử mà chính Lô Giang Nguyễn Văn Mại – một người càng về sau càng có khuynh hướng “hòa” hóa tất cả, rất đáng phàn nàn –, chính ông cũng không biết xuất xứ lá thư ấy ở đâu. Hơn nữa, đọc kĩ Lô Giang tiểu sử, ta thấy chính lá thư trên cũng làm đảo lộn suy nghĩ của Nguyễn Văn Mại về Nguyễn Văn Tường: từ một người lãnh tụ chủ chiến yêu nước, Nguyễn Văn Tường lại trở thành một người chủ “hòa” yêu nước!
“Sau khi đã ký hòa ước giáp thân rồi, TÔN THẤT THUYẾT không chịu qua Tòa mà thương thuyết. Vì binh quyền trong tay, thế như cỡi cọp, không thể xuống được, y muốn liều một trận. NGUYỄN VĂN TƯỜNG, ngoài mặt tuy chủ hòa, mà bề trong một lòng với THUYẾT [TXA. in đậm (iđ.)]. Vì vậy mà lập đồn TÂN SỞ, Cam Lộ… [… ]… Thế là hai bên không thể không đánh nhau được”.
“Trong kinh lúc ấy mới yên, mà Nam – Bắc bắt đầu khởi nghĩa. Ông NGUYỄN VĂN TƯỜNG tới Gia Định có ngâm câu tuyệt cú rằng:
Tây trư tựu trở bì do xích
Nam giáng li chi quả vị hoàng
[Lợn Tây lao thớt da nên trụi
Măng Việt lìa cành trái chửa vàng
– theo bản dịch của Lương An –
TXA. chua thêm (ct.)].
Về khoản kinh thành thất thủ năm Ất dậu, mới đây [khoảng 1927 – TXA. iđ. và ct.] ta được xem một bức thơ của Ông NGUYỄN VĂN TƯỜNG viết cho Ông Nguyên Soái Pháp TAHITI càng rõ hơn nữa [TXA. iđ.]” [26].
Thật ra không phải “càng rõ hơn nữa”, mà trên đường bị lưu đày, người đã ngâm hai câu tuyệt cú ấy (ám chỉ bọn Pháp xâm chiếm Huế và việc xuất bôn của vua Hàm Nghi), không thể là người viết bức “Thư gửi thống đốc Tahiti” ! Nội dung lá thư này giông giống như luận điệu của Delvaux trong 2 bài viết “Pháp đánh chiếm kinh thành Huế” [27] và “Cái chết của Nguyễn Văn Tường, cựu phụ chính An Nam” [28]! Tuy nhiên, ngay trong các văn bản Delvaux nhận được từ giám mục ở Tahiti, không hề có bức “Thư gửi thống đốc Tahiti” đó, và trong bài viết “Cái chết…” nêu trên, Delvaux cũng không một chữ đề cập đến bức thư ấy!
Để phối kiểm, chúng tôi vẫn căn cứ vào tư liệu gốc [29] (chứ không phải là thứ “tư liệu vu vơ”!):
1. Hai mật dụ của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết từ Tân Sở gửi về;
2. Bản án cáo thị của De Courcy, De Champeaux;
3. BẢN ÁN CHUNG THẨM của ngụy triều Đồng Khánh (một bên, có chữ kí của De Courcy! [30]);
4. Dụ, cáo thị cho các tỉnh tả kì của Đồng Khánh, Hector, Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm, Phạm Phú Lâm…
[ĐNTL.CB., tập 36, Nxb. KHXH., 1976, tr. 225 – 228, 247; tập 37, Nxb. KHXH., 1978, tr. 35, 138…].
Chỉ xin nhấn mạnh: qua cáo thị trấn áp, khuyến cáo sĩ phu, nhân dân các tỉnh tả kì này của thực dân, ngụy triều, ta còn thấy rõ lòng trung thành của phong trào Cần vương đối với Nguyễn Văn Tường sau khi ông đã bị lưu đày [31]. ĐNTL.CB. còn ghi rõ Phạm Phú Lâm, Phan Liêm đã trả với giá phải vay như thế nào trong thời gian làm khâm sai ấy [32]. Và trước đó, cuộc “sát tả” đã bùng lên ở Quảng Trị vào trưa 06.9.1885, ngay sau buổi sáng Nguyễn Văn Tường bị bắt [33].
Cũng xin đưa ra ba chi tiết sai lầm trong “Thư gửi thống đốc Tahiti”:
1. Nếu có sự bất đồng giữa Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, thì sao lại có hai mật dụ vừa ân tình, vừa cụ thể về công việc triều chính đến thế?
2. Chẳng lẽ Nguyễn Văn Tường không nhớ mình đã bị lưu đày sau Tôn Thất Đính, Phạm Thận Duật (hai người này bị bắt vào Gia Định trước)?
3. Chẳng lẽ Nguyễn Văn Tường nhớ nhầm ngày không thể nhầm được là ngày Kinh Đô Quật Khởi (trong thư lại ghi là đêm 23 rạng ngày 24.5 Ất dậu, 1885, nhưng đúng sự thật lịch sử chính là đêm 22 rạng ngày 23.5 Ất dậu, 1885!)?
Nói rõ hơn, các tư liệu đều khớp với nhau, kể cả bài thơ “Giải triều…”, chỉ ngoại trừ luận điệu của Delvaux (BAVH., 1920, 1923) và “Thư gửi thống đốc Tahiti” (không có xuất xứ trong LGTS., không giám định được bằng phương pháp thực nghiệm!). Từ sự phối kiểm đó, chúng tôi kết luận “Thư gửi thống đốc Tahiti” không phải thư thật. Để kết luận chắc chắn hơn về lá thư này, cần đọc trọn vẹn “Lô Giang tiểu sử”, ở đó, thể hiện rõ thái độ chính trị của Nguyễn Văn Mại, trong điều kiện hạn chế thời bấy giờ?
Nói rõ ra, chúng tôi tin chắc rằng lá “Thư gửi thống đốc Tahiti” đã được bịa ra, do những người chủ “hòa”, nhằm mục đích biện minh cho chính họ: người sáng suốt, có học (như Nguyễn Văn Tường) thì không thể “sát tả” được; chỉ người nóng nảy, ít học (như Tôn Thất Thuyết) mới chủ trương “sát tả” mà thôi!
Các thao tác phối kiểm, chúng tôi đã thể hiện rõ ở bài viết Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh Đô Quật Khởi 05.7.1885, cùng các trích dẫn trực tiếp nguyên văn các bản dịch.
Bi kịch Nguyễn Văn Tường là bi kịch của một người có tâm huyết, nhưng khi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị thì bối cảnh lịch sử đã quá khó khăn, thất thế; khi cùng Tôn Thất Thuyết thật sự nắm lấy quyền lực bằng những hành động sáng suốt, táo bạo, thì ít nhiều cũng gây va chạm với phe bảo hoàng ngu trung, chủ “hoà”, và thực chất cũng đã quá muộn, khó bề cứu vãn tình cảnh Đất nước. Bi kịch của Nguyễn Văn Tường là bi kịch của một lãnh tụ yêu nước, chống Pháp, chống tả đạo, phải đảm đương một nhiệm vụ lịch sử rất éo le, dễ gây ngộ nhận, trong kế sách vừa đánh vừa đàm, sau khi kinh đô quật khởi nhưng bị thất thủ; rồi từ đó, Đất nước hoàn toàn rơi vào tay giặc Pháp và tả đạo, trong một thời gian quá lâu (1885 – 1954; riêng ở Miền Nam, mãi đến năm 1975), đến nỗi những tuyên truyền bôi nhọ của giặc Pháp và tả đạo đã trở thành định kiến trong não trạng của vài ba thế hệ! Đó còn là bi kịch của một phụ chính đại thần có uy tín và ảnh hưởng lớn trong một giai đoạn lịch sử mà ở đó các chính kiến, hệ ý thức va chạm nhau gay gắt, với những lăng kính khác nhau (bảo hoàng ngu trung, chủ “hòa”, thân Pháp, thân tả đạo là các khuynh hướng càng về sau càng lấn lướt, thắng thế); do đó các thứ được gọi là “tư liệu” lại rất rối nhiễu, dễ gây hoang mang!
TXA.
[[b]] Có thể gia phả họ Nguyễn Văn làng An Cư, Triệu Phước, Quảng Trị ở đoạn này cũng có chi tiết bị sai như trường hợp không chính xác mà PGS.TS. Đỗ Bang đã chỉ ra về năm Nguyễn Văn Tường bị lỗi khi thi hương hoặc về năm ông thi đỗ cử nhân. Căn cứ vào bản dụ vua Hàm Nghi gửi Nguyễn Văn Tường (tất nhiên Tôn Thất Thuyết hướng dẫn, kèm nhà vua viết), cùng ngày phát dụ Cần vương tại Tân Sở (13-7-1885) và nhiều tư liệu khác, có thể xác quyết là nhóm chủ chiến đã phân công cho nhau về nhiệm vụ “kẻ ở, người đi” trước khi nổ ra cuộc kinh đô quật khởi và vị thất thủ (05-7-1885).
[[c]] Vui lòng xem thêm:
-- Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885) – Nv. / nc. Trần Xuân An, link:
http://tranxuanan-writer-5.blogspot.com/2006/11/nguyn-vn-tng-1824-1886-th-vi-nt-v-con_9621.html
http://tranxuanan-nvtnntnghia.blogspot.com
http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/nguyen_vtnntntxtkhduoc/nguyen_vtnntntxtkhduoc_b1.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
Xem bản in giấy: Cuốn “Nguyễn Văn Tường [1824 -1886], một người trung nghĩa” đã được xuất bản, Nxb. Thanh Niên, 2006; trong đó có bài “Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885)”.
-- Sách lược “hai mặt” của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến -- Nv. / nc. Trần Xuân An, link:
http://docs.google.com/View?docid=dc9fgpkh_92d3v84d
-- Về chủ nghĩa duy ý chí trong nghiên cứu lịch sử:
http://docs.google.com/Doc?id=dc9fgpkh_1259p3zj
__________________________________
Danh mục tham luận khoa học
Danh mục tham luận khoa học (gồm 1 Lời nói đầu của Ban Tổ chức và 15 bài của 13 tác giả) trong tập "Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) -- Các báo cáo khoa học", Trung tâm KHXH. & NV. Đại học Huế, Hội KHLS. Thừa Thiên - Huế ấn hành, 02-7-2002:
1. Nguyễn Văn Tường - cuộc đời và lời giải (báo cáo đề dẫn) – PGS.TS. Đỗ Bang
2. Tìm hiểu thêm về Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) – Nnc. Trần Viết Ngạc (đã đưa lên web này)
3. Góp phần làm sáng tỏ những uẩn khúc trong cuộc đời của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường – PGS. TS. Đỗ Bang
4. Nguyễn Văn Tường trong hai sự kiện tứ nguyệt tam vương và thất thủ kinh đô – Nnc. Trần Viết Ngạc
5. Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885) – Nv. / nc. Trần Xuân An (*)
6. Nguyễn Văn Tường trong thời gian làm Phủ doãn Thừa Thiên – Nnc. Trần Huy Thanh
7. Nguyễn Văn Tường - một nhà ngoại giao nhiệt tình nhưng bất hạnh trong gọng kềm của lịch sử - Th.S. Phan Thuận An
8. Nguyễn Văn Tường với thực dân Pháp – Nnc. Phạm Hông Việt
9. Nhìn lại cách đánh giá Nguyễn Văn Tường xưa & nay – Nnc. Huỳnh Kim Thành
10. Thêm một ý kiến về nhận diện nhân vật Nguyễn Văn Tường trong lịch sử dân tộc nửa sau thế kỉ XIX – TS. Huỳnh Thị Đảm
11.Nhìn nhận, đánh giá nhân vật Nguyễn Văn Tường – Nnc. Trần Thiều
12. Luận về chỗ đứng và sự chính danh của Nguyễn Văn Tường sau ngày thất thủ kinh đô Huế 5-7-1885 – Th.S. Nguyễn Quang Trung Tiến
13. Công - tội, vị trí của Nguyễn Văn Tường trong nhóm chủ chiến ở triều đình Huế nửa sau thế kỷ XIX – TS. Nguyễn Nhã
14. Bước đầu khảo sát một số di tích có liên quan đến phụ chính Nguyễn Văn Tường ở Huế -- Th.S. Hồ Vĩnh
15. Niên biểu Nguyễn Văn Tường – Th. S. Lê Tiến Công
______________________________
(*) Ghi chú (13-3 HB7 [2007]): Bài "Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885)" là bài viết được chính Trần Xuân An phát triển từ 38 trang sách vi tính (từ tr. 80 đến tr. 118), trong cuốn "Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), thơ - Vài nét về con người, tâm hồn & tư tưởng" (Trần Xuân An), bản tháng 7 năm 2000. Cũng từ 38 trang trên, Trần Xuân An còn tách ra thành một bài viết khác: "Bi kịch ở điểm đỉnh mâu thuẫn 1883 - 1884 và sự chiến thắng của nhóm chủ chiến yêu nước triều đình Huế". Bài "Nguyễn Văn Tường với nhiệm vụ lịch sử sau ngày kinh đô quật khởi (05-7-1885)" này còn được nhuận sắc thêm vài nét vào năm 2003 và đã được xuất bản với dạng sách in giấy vào năm 2006 trong cuốn "Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), một người trung nghĩa" (Trần Xuân An), Nxb. Thanh Niên, 9-2006. Tất cả các bản 2000, 2002, 2003 đều đã được in vi tính vào các năm đó. Nói tóm lại, những luận điểm và tư liệu quan trọng đã được thể hiện ở bản 2000 nói trên. TXA.
Đưa bài viết của PGS.TS. Đỗ Bang & các ghi chú (TXA.) lên web ngày: 04-3 HB7 (2007), lúc 15 giờ 12’
TXA.
Ghi chú bổ sung (13-3 HB7 [2007])
TXA.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)